Thoái hóa khớp là một loại bệnh lý viêm khớp phổ biến, nhất là ở những người cao tuổi. Căn bệnh này xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đệm ở các đầu xương bị tổn thương, hư hại. Bệnh nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, thậm chí là bị tàn phế. Vậy thoái hóa khớp là gì, nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là một rối loạn mãn tính khiến sụn và các mô xung quanh khớp bị tổn thương. Sụn khớp được coi là lớp đệm bao phủ bề mặt xương, được cấu tạo từ tế bào sụn và chất căn bản. Sụn khớp giúp bảo vệ và giảm ma sát trong khớp, đóng vai trò như một “bộ giảm xóc”.
Thoái hóa ở các khớp là tổn thương thường hay gặp nhất trong hơn 100 bệnh tổn thương viêm khớp khác nhau. Đối với tầm tuổi trẻ hơn, nam giới dễ bị thoái hóa khớp do gặp chấn thương. Tuy nhiên, khoảng sau 70 tuổi, tỷ lệ mắc là ngang nhau giữa hai giới.
Theo nghiên cứu, bệnh lý này cũng liên quan đến vấn đề về chủng tộc. Tỷ lệ người mắc thoái hóa khớp ở Nhật khá cao trong khi người da đen ở Bắc Phi, người Bắc Trung Quốc và Đông Ấn Độ thì tỷ lệ mắc lại thấp.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi là “Thập niên xương khớp”. Riêng ở Việt Nam, theo ước tính trong nghiên cứu về tình trạng thoái hóa khớp cho thấy bệnh lý này đang ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó còn có dấu hiệu trẻ hóa, thống kê cho thấy 30% người trên tuổi 35, 60% người trên tuổi 65, 85% người trên tuổi 85 gặp vấn đề về bệnh thoái hóa khớp.
Các vị trí thường bị thoái hóa
Bệnh thoái hóa khớp gây ảnh hưởng đến mọi khớp ở trên cơ thể, trong đó có một số loại phổ biến hay gặp như:
Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là dạng thoái hóa khớp hay gặp nhất. Bệnh lý này xảy ra khi lớp sụn bao bọc quanh khớp gối bị hao mòn, rách hay biến dạng. Khi đó lớp sụn không thể bảo vệ phần khớp gối nữa khiến chúng bị chà xát lên nhau gây sưng viêm, đau đớn và vận động khó khăn. Có nhiều trường hợp nặng hơn, thoái hóa khớp làm cho các gai xương trên khớp gối hình thành dẫn đến bệnh gai khớp gối.
Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống ở cổ gây đau cổ hoặc thắt lưng. Các gai xương được hình thành dọc theo cột sống khớp (gai cột sống) làm kích thích các dây thần kinh cột sống. Điều này gây đau dữ dội, ngứa và tê ở các bộ phận bị ảnh hưởng của cơ thể.
Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay
Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay thường hay xảy ra ở người cao tuổi. Lúc này, lượng máu ở trong cơ thể không đủ nuôi dưỡng vùng khớp dẫn đến tình trạng bị thiếu hụt dinh dưỡng ở các sụn. Hơn nữa còn làm giảm khả năng chịu lực trước tác động liên tục và hàng ngày lên khớp cổ tay, bàn tay.
Thoái hóa khớp háng
Người bệnh gặp tình trạng bị thoái hóa ở khớp háng thường sẽ đi lại khó khăn hơn. Ở giai đoạn đầu của bệnh thường khó để chẩn đoán vì cơn đau xuất hiện ở các vị trí khác nhau như háng, mông, đùi hoặc đầu gối. Cơn đau gây nhói và buốt hoặc đau âm ỉ và phần hông thường cứng.
Thoái hóa khớp cổ chân
Thoái hóa khớp cổ chân thường gặp ở những người khoảng trên 40 hoặc có tính chất công việc cần vận động nhiều ở cổ chân. Ví dụ như vận động viên, cầu thủ bóng đá, bóng chuyền… Ở giai đoạn đầu, bệnh tiến triển chậm với các triệu chứng không rõ ràng và khó nhận biết. Khi nặng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy nặng nề và đau vùng khớp cổ chân, kém linh hoạt khi vận động. Khi người bệnh cố gắng vận động hay tác động trực tiếp vào vùng khớp bị tổn thương sẽ xuất hiện những cơn đau nhức dữ dội.
Thoái hóa khớp cùng chậu
Thoái hóa khớp cùng chậu gây ra cho bệnh nhân tình trạng mệt mỏi, đau thắt lưng, hông và tê bì chân khi ngồi lâu ở một tư thế. Khi khớp cùng chậu bị viêm, khớp nối xương cụt ở dưới cột sống thắt lưng và xương cánh trên thường đau nhức và khó chịu. Người bệnh sẽ bị 1 khớp hoặc ở cả 2 khớp cùng chậu.
Nguyên nhân gây bệnh
Thông thường, sụn khớp sẽ được tái tạo đều đặn để đảm bảo chức năng khớp được diễn ra trơn tru và linh hoạt. Tuy nhiên, sau độ tuổi 30, sự tái tạo giảm đi và thoái hóa xuất hiện nhiều hơn. Thoái hóa khớp là do sự mất cân bằng giữa việc tái tạo và thoái hóa của sụn khớp, xương dưới sụn khiến chúng bị tổn thương. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra thoái hóa khớp:
- Độ tuổi: Hàm lượng nước ở trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác. Hàm lượng và chất lượng protein trong sụn giảm dần dẫn đến việc sụn khớp bị thoái hóa. Vận động nhiều phần sụn này bị tổn thương, gia tăng ma sát giữ khớp gây đau và thoái hóa.
- Di truyền: Thoái hóa khớp xảy ra ở một số người có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn. Điều này dẫn đến sụn khớp bị hao hụt, đẩy nhanh tình trạng thoái hóa.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể càng nặng càng gây áp lực cho xương khớp, làm cho dây chằng bị tổn thương và suy thoái dẫn đến bị thoái hóa khớp. Đặc biệt là đối với các vùng khớp chịu lực nhiều như 2 đầu gối và cột sống.
- Chấn thương khớp: Chấn thương ở khớp do bị tai nạn, tập luyện không đúng cách… Đây là nguyên nhân thuận lợi cho việc phát triển bệnh viêm khớp thoái hóa.
- Ảnh hưởng từ những bệnh xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, một số tình trạng hiếm gặp như thừa sắt hay dư thừa hormone tăng trưởng khiến bệnh phát triển nhanh.
Cách điều trị bệnh
Sau khi hiểu rõ thoái hóa khớp là gì và nguyên nhân gây bệnh, hãy cùng tìm hiểu về cách chữa trị bệnh. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp theo những giai đoạn bệnh khác nhau:
Sử dụng thuốc
Có một số loại thuốc giảm đau được bác sĩ khuyến nghị trong điều trị giúp cải thiện triệu chứng. Những loại thuốc này sẽ tùy vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau và tình trạng sức khỏe khác người bệnh gặp phải. Một số thuốc được khuyến nghị dùng như:
- Paracetamol: Nếu bị đau do viêm xương khớp, bác sĩ sẽ dùng paracetamol để tiến hành điều trị. Khi sử dụng thuốc, lưu ý dùng đủ liều mà bác sĩ khuyến cáo và không vượt quá liều tối đa ghi trên bao bì.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID là loại thuốc giảm đau hoạt động bằng cách giúp giảm viêm. Một số loại NSAID có sẵn dưới dạng kem bôi trực tiếp lên các khớp bị ảnh hưởng. Ngoài việc giúp giảm đau, loại thuốc này cũng giúp giảm sưng khớp.
Tiêm nội khớp
Bên cạnh việc uống thuốc, việc tiêm thuốc vào vùng khớp bị tổn thương cũng mang lại hiệu quả cao:
Tiêm steroid (Tiêm corticoid)
Steroid là loại thuốc chứa dạng nhân tạo của hormone cortisol, đôi khi được sử dụng để điều trị các bệnh về cơ xương đặc biệt đau đớn. Phương pháp này có tác dụng giảm tình trạng viêm khớp. Tuy nhiên, nhược điểm của tiêm corticoid là gây mất sụn khớp. Vì vậy, người bệnh được khuyến cáo không nên tiêm nhiều lần.
Tiêm hyaluronic acid
Đây là phương pháp điều trị bảo tồn. Acid hyaluronic là một chất nhầy trong suốt ở khớp… giúp khớp hoạt động linh hoat. Phương pháp tiêm chất nhờn nhân tạo này giúp bôi trơn khớp bị khô và giảm tiến triển của quá trình thoái hóa.
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
Phương pháp PRP để điều trị thoái hóa khớp là phương pháp hiện đại, được áp dụng phổ biến trong những năm gần đây. Phương pháp này giúp làm giảm phản ứng viêm, tăng sản xuất dịch bôi trơn trong khớp… Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này người bệnh phải tiêm nhiều lần và dễ gây ra các biến chứng như buồn nôn, nhiễm trùng, đau…
Tiêm collagen thủy phân
Tiêm collagen vào khớp là quá trình đưa trực tiếp collagen peptide vào khớp giúp phục hồi các mô tổn thương và bù đắp lượng dịch bị thiếu hụt. Liệu pháp này giúp loại bỏ chứng viêm và ngăn ngừa sự phá hủy mô sụn cũng như cải thiện khả năng vận động. Ưu điểm của liệu pháp này là chỉ cần tiêm một mũi duy nhất. Hiện nay, collagen đã được nghiên cứu sử dụng cho từng loại khớp, phổ biến là khuỷu tay, đầu gối, thắt lưng và cổ.
Vật lý trị liệu
Đối với trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh được khuyến khích điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu. Ví dụ như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, xung điện, luyện tập cơ, dùng máy phát sóng ngắn, khớp, xoa bóp… Những biện pháp này giúp xoa dịu các cơn đau và chống viêm. Đồng thời, người bệnh cần nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh làm ảnh hưởng đến khớp.
- Từ trường: Giúp giảm đau nhức cơ, phù nề, kích thích các mô tái tạo nhanh chóng.
- Điện xung: Giảm đau và tăng kích thích cơ.
- Liệu pháp siêu âm (sóng ngắn): Giúp chống viêm tại chỗ.
- Laser trị liệu: Giúp giảm đau, tăng chuyển hóa và tăng tuần hoàn máu giúp người bệnh nhanh phục hồi sau chấn thương.
Phẫu thuật
Trong trường hợp người bệnh bị thoái hóa khớp nặng nề như đau cứng khớp, biến dạng khớp, thoái hóa khớp kèm viêm bao hoạt dịch… Mà khi đó các phương pháp điều trị bình thường khác không can thiệp được, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
Một số cách phẫu thuật thường được sử dụng phổ biến như: khoang kích thích tạo xương (microfracture), mổ nội soi khớp (cắt lọc, bào, rửa khớp), cấy ghép tế bào sụn và thay khớp.
Phòng ngừa thoái hóa khớp
Thông thường bệnh thoái hóa khớp bị khi người bệnh cao tuổi. Vì vậy, ngay từ khi còn trẻ chúng ta cần luyện tập các thói quen tốt để tránh bị thoái hóa khớp khi về già.
Tập thể dục thường xuyên
Một chế độ tập luyện khoa học giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cũng như nâng cao sự dẻo dai, dẻo dai cho các khớp. Tuy nhiên cần tập luyện với cường độ hợp lý để tránh những chấn thương không đáng có. Tốt nhất là nên có hướng dẫn viên kèm theo để tránh tập sai các động tác ảnh hưởng đến khớp.
Ăn uống khoa học
Một số chất dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh như bổ sung Axit béo omega-3, vitamin D, ăn nhiều trái cây, rau xanh. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế các chất kích thích và đồ chế biến nhiệt độ cao.
Tránh chấn thương
Để tránh chấn thương khớp hãy tham khảo những bí quyết sau:
- Giữ bàn chân bằng phẳng nhất trong khi duỗi để tránh chấn thương ở đầu gối.
- Tập thể dục ở trên bề mặt mềm, có ma sát và tránh vận động trên các bề mặt cứng như sân bê tông, đường nhựa.
- Khi nhảy tiếp đất với đầu gối cong.
- Không uốn cong quá 90 độ trong khi gập đầu gối.
- Khởi động trước khi chơi các môn thể thao hay các hoạt động thể lực.
- Mang giày vừa với kích cỡ chân, tránh rộng hay chật quá
Ngoài ra, khi xuất hiện những dấu hiệu về thoái hóa khớp, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán kịp thời và tránh tổn thương thêm.
Lời kết
Nhìn chung, bệnh thoái hóa khớp không chỉ là vấn đề của những người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ cũng cần quan tâm. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thoái hóa khớp là gì, nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh. Hãy tiếp tục theo dõi web để cập nhật thêm nhiều thông tin về các loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!