tiemnoikhop
No Result
View All Result
Hotline: 0975 130 228
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Bệnh cơ xương khớp
    • Bệnh về cột sống
    • Bệnh về dây chằng
    • Bệnh về gân
    • Bệnh về khớp
  • Sức khỏe cá nhân
  • Tin tức
    • Tin Arthrys
    • Tin tức y khoa
    • Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật
  • Liên hệ
No Result
View All Result
tiemnoikhop
No Result
View All Result

Bệnh lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

26 Tháng 12, 2023
in Bệnh cơ xương khớp
0
Bệnh lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Một trong những dạng lao ngoài phổi hiếm gặp là bệnh lao xương. Bệnh gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thống xương khớp và làm rối loạn thần kinh. Thậm chí còn đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm nhiều thông tin về bệnh cũng như và cách phòng tránh nhé. 

Bệnh lao xương là gì?

Lao xương là một loại bệnh lao ngoài phổi. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống xương khớp và cột sống. Bệnh lao xương do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tạo ra. Nó lây lan qua máu khi cơ thể tiếp xúc với dịch tiết và dịch mủ của người bệnh. Nó cũng có thể xảy ra sau khi người bệnh bị lao phổi hoặc lây lan trực khuẩn lao qua hệ tiêu hóa.

Đây là căn bệnh lao ngoài phổi khá thường gặp, đứng sau lao màng phổi. Lao xương thường là xuất hiện thứ phát sau lao phổi. Vi khuẩn lao đi theo đường máu hoặc đường bạch huyết sau khi gây bệnh tại phổi đến một vị trí ở xương và gây ra bệnh lý này. Bệnh xảy ra bất kỳ độ tuổi nào, nhất là 20 – 40 tuổi. Đốt sống và đĩa đệm tại vị trí thắt lưng là vị trí tại cột sống dễ bị vi khuẩn lao xâm nhập nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân gây bệnh lao xương bao gồm:

  • Có tiền sử mắc bệnh lao: Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ ảnh hưởng đến những hạch bạch huyết, hệ cơ xương, tuyến ức.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Một số bệnh nhân sống nơi đông người, tuổi già, suy dinh dưỡng, lạm dụng thuốc, nhiễm HIV dẫn tới khả năng suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó căn bệnh dễ dàng tấn công vào cơ thể.
  • Điều trị lao không đúng cách: Nếu người bệnh không được điều trị ngay từ đầu thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào mạch máu của xương và gây ra lao xương.
  • Mắc bệnh AIDS/HIV: Lao xương vẫn có nguy cơ cao xuất hiện ở những quốc gia có nhiều người sống chung với căn bệnh AIDS/HIV. 

Triệu chứng của bệnh

Người bệnh không dễ dàng nhận biết và phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh, gây khó khăn cho việc điều trị. Do bệnh thường hay không có bất kỳ triệu chứng đau nhức nào trong thời gian đầu. Tuy nhiên, bệnh sẽ bắt đầu biểu hiện thông qua các triệu chứng nặng hơn khi đến giai đoạn nặng bao gồm những triệu chứng như sau: 

  • Toàn thân: cảm thấy mệt mỏi, sốt về chiều, vã nhiều mồ hôi về đêm, da xanh xao hơn, kén ăn uống.
  • Đau xương: Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lao xương chính là sự đau nhức. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương lao mà bệnh nhân sẽ có những triệu chứng đau tại vị trí đó. Sẽ có triệu chứng đau lưng nghiêm trọng ở vị trí lao cột sống. Bệnh nhân sẽ cảm thấy rõ nhất khi đau liên tục về đêm.
  • Sưng và cứng tại vị trí bị lao xương: Vị trí bị lao xương sưng lên to nhưng không nóng và đỏ như các bệnh xương thông thường.
  • Áp xe: Đây là dấu hiệu gợi ý dễ nhất đến tổn thương do vi khuẩn gây ra. Bên trong ổ áp xe là mủ, những hoại tử bã đậu, cả mảnh xương chết. Khi thực hiện khám lâm sàng thấy bùng nhùng cạnh khớp, để lại lỗ dò khi ổ áp xe vỡ ra.

Các biến chứng của bệnh lao xương

Tuy hiếm gặp nhưng bên lao xương lại là một trong những bệnh lý nhiễm trùng mạn tính nguy hiểm. Nó tàn phá ác liệt hệ thống xương khớp khiến cột sống ngày càng nặng hơn. Đặc biệt là trong những trường hợp không điều trị nghiêm túc khiến các biến chứng nghiêm trọng càng xuất hiện nhanh hơn.

Đối với giai đoạn nặng, bệnh lao xương gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến dạng xương khớp ;
  • Trẻ em bị lao xương bị rút ngắn chân, tay;
  • Liệt nửa người;
  • Liệt toàn thân

Thần kinh bị biến chứng lao xương nghiêm trọng sẽ gây biến dạng xương. Thậm chí là liệt vĩnh viễn và xuất hiện các biến chứng khác. Khi người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn tổn thương hệ thống xương, biến chứng cột sống và gần như không thể phục hồi trở lại. Thậm chí, nếu không điều trị có thể dẫn đến tử vong nếu nhiễm trùng nặng.

Nếu người bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng thuốc đặc trị, kết hợp điều trị ngoại khoa, bệnh sẽ phục hồi nhanh chóng. 

Đối tượng mắc bệnh

Đối tượng có khả năng mắc lao xương cao đặc biệt như:

  • Người có độ tuổi 20 đến 40.
  • Người tiếp xúc với bệnh nhân bị lao phổi hay người nhiễm vi khuẩn lao và các nguồn lây lao khác.
  • Người có tiền sử lao trước đó ví dụ như lao phổi, lao hạch, lao tiết niệu, lao sơ nhiễm…
  • Trẻ nhỏ không được tiêm phòng vaccin BCG.
  • Người nhiễm vi khuẩn, mắc bệnh HIV/AIDS.
  • Người có bệnh đái tháo đường, loét dạ dày, suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng…

Cách chẩn đoán bệnh

Bởi vì bệnh không biểu hiện rõ các triệu chứng trong khoảng thời gian đầu nên việc chẩn đoán bệnh khó khăn hơn và bị trì hoãn. Lao xương cũng là bệnh không được xem xét trong chẩn đoán phân biệt ban đầu. Được phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh lao xương là điều tiên quyết, rất quan trọng. Điều này giúp giảm bớt nguy cơ dị tật và nâng cao hiệu quả điều trị sau này. Phương pháp chẩn đoán bao gồm:

  • Kiểm tra lâm sàng: Triệu chứng của bệnh lý khó nhận ra trong giai đoạn đầu. Việc nhận dạng các dấu hiệu sớm hỗ trợ bác sĩ hướng đến chẩn đoán.
  • Chụp X-Quang phổi, kiểm tra cột sống hay các vị trí xương tổn thương.
  • Chọc, hút mẫu phẩm từ vị trí lao xương và thực hiện soi vi khuẩn. 
  • Thực hiện xét nghiệm Mantoux.
  • Đo tốc độ lắng máu, công thức máu.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), cộng hưởng từ (MRI): Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh này có thể giúp đánh giá tổn thương lao xương trên bệnh nhân và giúp phát hiện các biến chứng.

Phương pháp điều trị bệnh lao xương

Đối với bệnh nhân lao xương cần được kiểm tra và chẩn đoán sớm. Đồng thời thực hiện điều trị đúng phác đồ của bác sĩ đưa ra để ngăn chặn diễn tiến nguy hiểm của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng xấu. Bệnh lao xương chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị với sự tiến bộ của y học.

  • Hóa trị: Có sự phối hợp giữa các loại thuốc với nhau trong thời gian điều trị khoảng 6 – 18 tháng theo phác đồ điều trị lao xương. Trong thời gian đầu điều trị, cần được điều trị giám sát tại viện để đảm bảo được việc tuân thủ sát sao điều trị và cách ly tránh lây lan cho cộng đồng. Sau đó bệnh nhân tiếp tục điều trị tại nhà. 
  • Nghỉ ngơi thoải mái: Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tương đối 4 – 5 tuần khi bắt đầu điều trị. Nằm giường cứng là phương pháp nghỉ ngơi đem lại hiệu quả hơn nằm nệm.
  • Tập vận động vật lý trị liệu từ từ: Sau 4 – 5 tuần nghỉ ngơi tương đối, bệnh nhân cần tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để tránh cứng khớp.
  • Kéo giãn/Nẹp: Bác sĩ sẽ chỉ định ở một số trường hợp lao xương nhất định.
  • Phẫu thuật: Phương pháp được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân không phù hợp với điều trị nội khoa và phục hồi chức năng. Khi bệnh nhân có các biến chứng như có ổ áp xe lớn, giới hạn lao động, biến dạng xương khớp… ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày và công việc của bệnh nhân.

Cách phòng tránh bệnh

Lao xương là một căn bệnh ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người, đặc biệt khi nó phá hủy xương và làm giảm chức năng của xương khớp. Chính vì vậy, cần phải trang bị kiến thức về bệnh lao xương từ sớm cũng như là cách phòng tránh bệnh như sau: 

  • Để phòng ngừa bệnh xương khớp này, người bệnh nên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh. Đặc biệt phải ăn uống đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, hạn chế rượu bia, thuốc lá…
  • Bác sĩ và bệnh nhân nên chú ý để phát hiện và điều trị tích cực các ổ nhiễm trùng ngoài da để giảm nguy cơ lây nhiễm trực khuẩn lao từ bên ngoài. Bệnh lao nói chung và lao xương nói riêng có mối liên quan chặt chẽ với HIV/AIDS. Bệnh nhân HIV/AIDS bị suy giảm miễn dịch là “cơ hội” để vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể
  • Tiêm phòng vắc xin BCG để phòng ngừa bệnh lao nói chung từ nhỏ.
  • Người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị sớm là cách hiệu quả nhất để hỗ trợ bác sĩ ngăn ngừa sự lây lan của bệnh lao.
  • Kiểm soát bệnh nhân mắc bệnh lao để tránh lây lan xung quanh. Người bệnh phải tuân thủ phác đồ điều trị để tránh kháng thuốc và tái phát sau này. 
  • Đảm bảo các yếu tố về môi trường để tránh nguy cơ lây lan nhiễm trùng trong không khí. Ví dụ như giữ vệ sinh, đảm bảo không gian sinh hoạt nhiều ánh sáng tự nhiên, đeo khẩu trang, sử dụng máy lọc không khí…
  • Người tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân lao cần tầm soát lao phổi bằng cách đến cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm đờm và chụp X-Quang phổi

Lời kết

Trên đây là những giải đáp về thắc mắc bệnh lao xương là gì cùng với nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh bệnh. Ngày nay, bệnh đã được nhà khoa học nghiên cứu và chữa khỏi hoàn toàn trong khoảng 9 – 12 tháng. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp độc giả hiểu hơn về bệnh lao xương. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của web để cập nhật thêm những thông tin về các tình trạng sức khỏe nhé!

Previous Post

Cách sơ cứu gãy xương đúng cách: Những điều bạn cần biết

Next Post

Viêm xương chũm là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Next Post
Viêm xương chũm là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Viêm xương chũm là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

Nguy cơ đột quỵ do thoái hóa cột sống cổ
Bệnh cơ xương khớp

Nguy cơ đột quỵ do thoái hóa cột sống cổ

by admin_vip
19 Tháng 6, 2025
0

Đột quỵ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Ít ai ngờ rằng thoái hóa cột sống là một...

Arthrys đồng hành cùng “Đại hội nhiệm kì V – Hội nghị khoa học thường niên lần 19”

Arthrys đồng hành cùng “Đại hội nhiệm kì V – Hội nghị khoa học thường niên lần 19”

18 Tháng 5, 2025
Giải pháp điều trị nào tối ưu cho bệnh nhân tổn thương dây chằng?

Giải pháp điều trị nào tối ưu cho bệnh nhân tổn thương dây chằng?

19 Tháng 5, 2025
Ứng dụng Collagen trong Y học thể thao

Ứng dụng Collagen trong Y học thể thao

15 Tháng 5, 2025
Collagen thủy phân Arthrys giúp bảo vệ cột sống cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Vai trò của tiêm Collagen thủy phân trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

14 Tháng 4, 2025
Sai lầm 90% người đang điều trị khớp gối mắc phải

Sai lầm 90% người đang điều trị khớp gối mắc phải

12 Tháng 4, 2025

Chính sách chung:

Giới thiệu

Liên hệ

Chính sách bảo mật thông tin

Điều khoản sử dụng

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Liền kề 10, Tổng cục 5 Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Email: info.nutriphar@gmail.com

Hotline: 0975 130 228

Kết nối với chúng tôi:

© Copyright Ⓒ 2023 by Arthrys, All rights reserved | ® tiemnoikhop.vn giữ bản quyền nội dung trên website này.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Bệnh cơ xương khớp
    • Bệnh về cột sống
    • Bệnh về dây chằng
    • Bệnh về gân
    • Bệnh về khớp
  • Sức khỏe cá nhân
  • Tin tức
    • Tin Arthrys
    • Tin tức y khoa
    • Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật
  • Liên hệ

© Copyright Ⓒ 2023 by Arthrys, All rights reserved | ® tiemnoikhop.vn giữ bản quyền nội dung trên website này.

Số điện thoại
0975 130 228