Viêm khớp liên cầu là một dạng viêm khớp nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn gây ra. Bệnh thường ít xuất hiện hơn so với các bệnh viêm khớp khác. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nhanh và để lại nhiều di chứng nặng nề về lâu về dài. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu về viêm khớp liên cầu là gì.
Viêm khớp liên cầu là gì?
Liên cầu khuẩn hay còn được gọi là Streptococcus là cầu khuẩn gram dương, không di động, không hình thành bào tử. Hầu hết liên cầu khuẩn là những vi khuẩn kỵ khí, xuất hiện trên da và vòm họng của cơ thể. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm dần tác động lên liên cầu khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể thường gây ra các bệnh hô hấp, máu hoặc nhiễm trùng da.
Viêm khớp liên cầu ảnh hưởng do liên cầu khuẩn xâm nhập vào gây tổn thương khớp khi có vùng quanh khớp có vết thương hở. Biểu hiện là phản ứng viêm, triệu chứng như đỏ, sưng, nóng, đau vùng khớp. Bên cạnh đó, người bệnh còn xuất hiện những biểu hiện toàn thân như sốt, mệt mỏi… Nếu bệnh diễn ra đột ngột, diễn biến nhanh sẽ gây ra những biến chứng về sau.
Căn bệnh này có khả năng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Hầu như bệnh thường diễn ra nhiều ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi. Ngoài ra, bệnh lý cũng xảy ra ở trẻ chưa tiêm phòng vắc xin chủng khuẩn này. Vì vậy, để đảm bảo xương phát triển hoàn thiện và ngăn chặn di chứng sau này do bệnh để lại, người bệnh nên kiểm tra và thăm khám ngay từ đầu khi mới phát hiện.
Nguyên nhân gây bệnh
Nhiều người không hiểu rõ viêm khớp liên cầu là gì và nguyên nhân gây ra bệnh nên thường chủ quan. Căn bệnh là do các liên cầu khuẩn Streptococcus thường xuyên xuất hiện ở họng và trên da. Bệnh xảy ra khi có tổn thương trong cơ thể do chấn thương hay gặp các khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào tác động tiêu cực đến khớp như:
- Bị tổn thương khớp trong khoảng thời gian dài hoặc rách bao khớp.
- Có những vị trí nhiễm khuẩn ngoài các khớp do liên cầu như viêm đường tiết niệu, viêm gân, viêm xương, mụn nhọt…
- Thực hiện các phương pháp xâm lấn như tiêm khớp, chọc dò dịch khớp mà không chắc chắn đúng kỹ thuật và vô trùng.
- Tác động từ nhiễm trùng tại một số vị trí khác gây biến chứng nhiễm trùng lên khớp.
Triệu chứng của bệnh
Bệnh nhân viêm khớp liên cầu sẽ có xuất hiện những triệu chứng như:
- Triệu chứng tại khớp: Bệnh nhân thường bị đau nhức ở khớp tại vị trí bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt là khớp gối, khớp háng, khớp vai, khớp cổ tay, khớp khuỷu tay… Các triệu chứng đi kèm là viêm sưng, nóng, đỏ và một số trường hợp gây ra rỉ dịch mủ. Tại các khớp bị viêm, người bệnh cảm thấy bị đau dữ dội trong suốt khoảng thời gian dài, tăng dần lên nhiều khi vận động và di chuyển.
- Triệu chứng toàn thân: Bệnh nhân thường có triệu chứng sốt cao toàn thân khoảng 39°C – 40°C, cảm thấy lạnh run, gầy sút, mệt mỏi, da khô…
- Triệu chứng ngoài khớp: Tại vị trí viêm tương ứng xuất hiện nổi hạch, có khả năng xuất hiện một số dấu hiệu của ổ nhiễm trùng khởi phát..
Biến chứng gặp khi mắc viêm khớp liên cầu
Đây là căn bệnh ít phổ biến và cũng không quá nghiêm trọng nhưng lại để lại biến chứng nếu không chữa trị kịp thời. Một số biến chứng của bệnh như:
- Tác động trên sụn khớp: Thường xuất hiện ở các khớp lớn, viêm khớp liên cầu gây tổn thương sụn khớp. Thậm chí bệnh phát triển thành viêm đa khớp ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu bệnh nặng hơn còn gây ra tình trạng sụn khớp bị phá huỷ hoặc biến dạng khớp.
- Tác động trên các cơ quan khác: Liên cầu khuẩn còn khả năng tấn công một số bộ phận khác như tim, phổi. Nó làm suy giảm chức năng, tổn thương và ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh… Bên cạnh đó nó còn đi dọc theo đường máu tấn công vào hệ miễn dịch khiến khả năng miễn dịch suy giảm gây ra các căn bệnh nhiễm trùng khác.
Cách chẩn đoán bệnh
Hiện nay, có rất nhiều câu hỏi về phương pháp để chẩn đoán bệnh viêm khớp liên cầu là gì. Dưới đây là một vài phương pháp chẩn đoán bệnh thường được sử dụng:
Chẩn đoán lâm sàng
Người mắc bệnh viêm khớp do liên cầu khuẩn bắt buộc cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng hiện tại cho bác sĩ. Đây là những thông tin quan trọng giúp bác sĩ chuyên khoa có chẩn đoán sơ bộ. Sau đó, nếu bệnh có diễn biến phức tạp, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm để chẩn đoán thêm.
Xét nghiệm
Đầu tiên, bác sĩ thực hiện xét nghiệm để kiểm tra nồng độ các chất trong cơ thể. Đồng thời chọc ổ khớp để kiểm tra chất lượng tế bào:
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra số lượng bạch cầu đa nhân, nồng độ protein phản ứng C (CRP).
- Xét nghiệm dịch khớp: Bác sĩ chọc ổ khớp để thực hiện xét nghiệm đếm tế bào, soi nhuộm gram, cấy mủ tìm vi trùng. Thông qua các đặc điểm màu sắc, mùi dịch khớp cũng là những yếu tố để gợi ý nhiễm trùng khớp do vi khuẩn.
Cấy máu
Với phương pháp này, bác sĩ thực hiện lấy mẫu máu của người bệnh rồi tiếp tục nuôi cấy vi khuẩn. Sau đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán chủng vi khuẩn gây bệnh đang du hành trong máu để đưa ra phương án điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Chẩn đoán bằng hình ảnh
Bác sĩ hướng dẫn người bệnh chụp X – quang, siêu âm hay chụp cộng hưởng từ MRI để chẩn đoán chính xác vị trí và mức độ tổn thương ở ổ khớp. Quá trình chẩn đoán bệnh hầu như sẽ tương đối phức tạp hơn chẩn đoán những bệnh lý xương khớp thông thường. Tuy nhiên, khi bác sĩ chuyên khoa đã xác định đúng chủng vi khuẩn và mức độ tổn thương ở khớp, việc điều trị sẽ không còn quá khó khăn và mất nhiều giai đoạn.
Phương pháp điều trị bệnh
Sau khi đã hiểu rõ khái niệm viêm khớp liên cầu là gì, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, hãy cùng tìm hiểu cách điều trị bệnh. Có khá nhiều phương pháp để chữa trị bệnh viêm khớp liên cầu. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh phổ biến hiện nay:
Điều trị nội khoa
Viêm khớp liên cầu là do liên cầu khuẩn tác động vào nên người bệnh cần sử dụng kháng sinh để điều trị. Theo kinh nghiệm của bác sĩ thì ban đầu bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch để điều trị. Sau khi xét nghiệm có kết quả cấy máu, phác đồ kháng sinh của từng loại vi khuẩn khác nhau. Không chỉ vậy, khả năng kháng thuốc và mức độ bệnh mà phương pháp và loại kháng sinh được sử dụng khác nhau.
Bên cạnh sử dụng thuốc kháng sinh, bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng phối hợp thêm Paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid để giảm đau, giảm viêm trong ổ khớp.
Điều trị ngoại khoa
Khi có ảnh hưởng tiêu cực đến mô sụn và mô mềm, điều trị phẫu thuật sẽ được thực hiện nhằm loại bỏ hết ổ dịch mủ, vùng viêm nhiễm.
Biện pháp hỗ trợ khác
Ngoài việc sử dụng thuốc, bác sĩ chỉ định một số phương pháp hỗ trợ điều trị khác ví dụ như:
- Dẫn lưu khớp: Khi xuất hiện tràn dịch trong ổ khớp, dẫn lưu khớp được kiểm tra làm giảm bớt mủ và dịch giúp phục hồi các triệu chứng sưng và đau khớp.
- Nội soi rửa khớp: Phương pháp này được sử dụng khi dịch mủ đặc mà không thể loại bỏ dịch mủ bằng cách dẫn lưu khớp.
Cách phòng ngừa bệnh
Phương pháp phòng ngừa là những kiến thức quan trọng nhất mà người bệnh cần phải chú ý để ngăn chặn bệnh.
Chế độ sinh hoạt
Người bệnh duy trì thói quen sinh hoạt tốt giúp ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng:
- Nghiêm túc thực hiện theo theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra.
- Gặp tổn thương ở khớp cần đi khám để được điều trị kịp thời, vệ sinh sạch sẽ vết thương đúng cách theo hướng dẫn để phòng tránh nhiễm trùng trong ổ khớp.
- Thường xuyên luyện tập dục thể thao, tập các bài thể chất phù hợp giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch trong cơ thể.
- Người bệnh nên ngủ sớm, giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan.
- Thường xuyên rửa tay, vệ sinh cá nhân sạch sẽ và môi trường sống hàng ngày, đặc biệt là khi chấn thương ngoài da. Với mục đích để phòng tránh để vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
- Không được sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, bia, rượu.
- Không được tự ý sử dụng thuốc nhất là thuốc kháng sinh. Người bệnh chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định và kê đơn nên uống đúng liều và thời gian.
Chế độ dinh dưỡng
Vậy chế độ dinh dưỡng bệnh nhân cần bổ sung cho bệnh viêm khớp liên cầu là gì? Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh phù hợp với bản thân mình giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch chống lại nhiễm khuẩn như:
- Bổ sung nhiều các thực phẩm có tác dụng phòng tránh viêm nhiễm, tăng cường hệ miễn dịch: Các loại rau củ trái cây ví dụ như bông cải xanh, rau bina, bắp cải, bí đỏ, cà rốt,cà chua, ớt chuông, đu đủ, kiwi… Bên cạnh đó ăn những món ăn chứa dầu oliu rất tốt cho sức khỏe vì trong dầu Oliu có chứa các acid béo tốt và các hoạt chất kháng viêm.
- Người bệnh nên tạm ngừng ăn các loại thịt chứa nhiều đạm như thịt bò, thịt dê, các thực phẩm nhiều dầu, các chất béo có hại, thức ăn nhanh hay đồ ăn đóng hộp.
- Không được ăn thức ăn chứa quá nhiều đường, tinh bột.
- Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi. Đồng thời hạn chế ăn mặn và uống nhiều nước.
Lời kết
Trên đây là những thông tin, hiểu biết cũng như là cách điều trị, phòng tránh bệnh viêm khớp liên cầu là gì. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho người bệnh. Hãy theo dõi web để cập nhật nhiều hơn nữa đến những tình hình sức khỏe khác.