Rạn xương là hiện tượng phổ biến đối với các vận động viên tham gia chạy đường dài. Tác nhân hầu như đều xuất phát từ chấn thương xảy ra trong thời gian vận động dài lặp đi lặp lại. Cách thức điều trị thường gồm sử dụng thuốc, nghỉ ngơi và thực hiện chế sinh hoạt và tập luyện hợp lý. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh rạn xương sườn.
Rạn xương sườn là gì?
Rạn xương sườn hay còn gọi là nứt xương sườn là tình trạng vết nứt xuất hiện sâu bên trong xương. Bệnh bị ảnh hưởng do vận động quá mức hoặc chấn thương. Nếu người bệnh không đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, nguy cơ tiến triển thành gãy xương, viêm khớp là rất cao. Thậm chí người bệnh còn phải can thiệp phẫu thuật.
Việc khỏi bệnh nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:
- Tình trạng sức khỏe ban đầu: Những người có sức đề kháng tốt hơn và hệ miễn dịch mạnh mẽ đều khỏi bệnh nhanh hơn những người khác.
- Chăm sóc và điều trị: Chế độ chăm sóc đúng cách, phù hợp với cơ thể người bệnh và điều trị y tế sẽ giúp xương sườn nhanh lành hơn. Điều này bao gồm việc ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi, thực hiện các biện pháp giảm đau và bài tập vật lý trị liệu.
- Thực hiện các hướng dẫn y tế: Bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo các chỉ dẫn y tế từ bác sĩ. Ví dụ như không tải nặng lên vùng xương sườn bị tổn thương, không vận động quá mức và tuân thủ biện pháp phục hồi.
Một vết rạn xương sẽ tự lành lại trong khoảng từ một đến sáu tháng
Nguyên nhân gây bệnh
Sau đây là một số tác nhân gây nên tình trạng rạn xương sườn:
- Thực hiện các bài tập vận động quá sức và liên tục khiến cơ thể không có thời gian nghỉ ngơi.
- Thay đổi tư thế tập luyện đột ngột, ví dụ như chạy ở bề mặt mềm chuyển gấp sang bề mặt cứng.
- Chạy trên đường đua trong thời gian dài hoặc đường có bề mặt dốc.
- Sử dụng giày dép không phù hợp với bàn chân, ví dụ như quá mòn hoặc quá cứng.
- Chế độ ăn uống không phù hợp với chế độ tập luyện và cung cấp đủ calo cho hoạt động thể lực.
- Cơ thể thiếu các loại dưỡng chất như Vitamin D.
Bên cạnh đó, bạn cần đặc biệt chú ý các yếu tố nguy cơ có khả năng gây ra rạn xương sườn như sau:
- Tuổi tác: Người cao tuổi hầu như đều gặp các vấn đề liên quan đến mật độ xương thấp, điển hình là loãng xương. Xương yếu sẽ dễ dàng có khả năng xảy ra rạn, nứt, thậm chí là gãy.
- Cân nặng: Người thiếu cân có khả năng bị yếu xương rất cao, ngược lại nếu cơ thể thừa cân sẽ làm tăng áp lực cho xương. Từ đó gây nguy cơ cao dẫn đến rạn, nứt.
- Các vấn đề về giải phẫu: Vòm chân quá cao, viêm gan mất cân bằng và linh hoạt khi vận động.
- Giới tính: Nữ giới có chu kỳ không đều bị rạn xương cao hơn.
- Bệnh lý: Loãng xương, hoặc các bệnh lý khác có khả năng gây yếu hoặc mềm xương không chịu được hoạt động hàng ngày.
Triệu chứng của bệnh
Các biểu hiện thường gặp của rạn xương sườn bao gồm:
- Đau, sưng hoặc nhức.
- Đau khi ấn mạnh hoặc chạm vào vùng bị tổn thương.
- Cơn đau xảy ra khi vận động trong thời gian dài và biến mất khi nghỉ ngơi.
- Trong giai đoạn đầu nếu người bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến cơn đau ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Đau, sưng, nhức là những triệu chứng của rạn xương sườn
Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hồi phục của bệnh?
Thời gian hồi phục của bệnh này sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố đối với từng người. Đây là một số yếu tố quan trọng tác động lớn đến thời gian hồi phục:
- Loại rạn xương: Đối với từng loại rạn xương khác nhau, thời gian hồi phục sẽ khác. Ví dụ như, gãy xương sườn hầu như đơn thuần tự lành trong vòng 1 đến 6 tháng. Thế nhưng trong khi bệnh kèm theo các vấn đề nguy hiểm khác hoặc bị nặng có thời gian hồi phục lâu hơn.
- Độ nghiêm trọng của rạn xương: Rạn xương sườn sẽ được chia thành nhiều mức độ nghiêm trọng. Bệnh nghiêm trọng cần thời gian hồi phục lâu hơn do tác động của tổn thương nặng.
- Tuổi của người bị gãy xương sườn: Tuổi tác của người bệnh cũng ảnh hưởng đến thời gian hồi phục.
Quá trình tự lành của rạn xương sườn kéo dài bao lâu?
Quá trình tự lành của rạn xương sườn hầu như đều diễn ra trong khoảng thời gian từ 1 đến 6 tháng. Tuy nhiên, thời gian lành sẽ khác nhau do mức độ và vị trí gãy xương cũng như sự điều trị và chăm sóc sau gãy của mỗi người khác nhau.
Đầu tiên người bệnh cần điều trị ngay lập tức ngay sau khi có dấu hiệu rạn xương để giảm đau. Người bệnh nên tránh các hoạt động vận động quá mức và nghỉ ngơi hợp lý. Khi xương bắt đầu có dấu hiệu khá hơn sau khoảng 1-2 tuần, bệnh nhân tăng cường việc hoạt động hơn. Thế nhưng, đặc biệt cần tránh các hoạt động gây va chạm hoặc căng thẳng lên vùng gãy.
Tiếp theo, người bệnh bắt buộc phải điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ chỉ dẫn thực hiện các bài kiểm tra để đảm bảo xương đang hồi phục tốt và không có biến chứng nguy hiểm nào. Thời gian tự lành và hồi phục đối với từng người sẽ khác nhau. Nếu xương không có biến chứng nghiêm trọng nào khác, bệnh nhân đều cảm thấy xương lành lặn và cơ thể khỏe mạnh hơn sau vài tháng và hoàn toàn hoạt động bình thường sau 6 tháng.
Quá trình tự lành của rạn xương diễn ra trong khoảng thời gian từ một đến sáu tháng
Rạn xương có nguy hiểm không?
Đối với tình trạng rạn xương sườn không điều trị kịp thời sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, xương gãy nếu không được chữa trị đúng cách có khả năng dẫn đến viêm khớp, thậm chí cần phải phẫu thuật. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy dấu hiệu đau nhức bất thường, hãy đến các cơ sở y tế để liên hệ ngay với bác sĩ và được thăm khám kịp thời.
Đối với người bệnh có tiền sử bệnh nền như bệnh thần kinh ngoại vi, tiểu đường thì phải đi khám bác sĩ khi cảm thấy đau ở mắt cá chân hoặc bàn chân. Bác sĩ sẽ yêu cầu phác đồ điều trị hợp lý để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm sau này.
Phương pháp chẩn đoán rạn xương sườn
Đối với chứng rạn xương sườn, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sau để chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh:
Thăm khám với bác sĩ
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng các biểu hiện ban đầu và trao đổi về các yếu tố nguy cơ, yếu tố dẫn đến rạn xương. Người bệnh chỉ cần trả lời một số câu hỏi liên quan đến:
- Tiền sử bệnh lý ban đầu, va chạm và chấn thương trước đó.
- Thói quen di chuyển, đi lại trong cuộc sống và công việc hàng ngày.
- Biểu hiện cụ thể gặp phải.
- Các loại thuốc đang sử dụng.
Các loại thuốc đang sử dụng có nguy cơ gây rạn xương sườn
Chụp xạ hình xương
Nếu thực hiện chụp X-quang không giúp bác sĩ nhận dạng được tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các cách thức này. Khi chụp xạ hình xương, chất phóng xạ được tiêm vào máu, tích tụ trong cơ thể và lắng đọng tại những phần xương đang được chữa trị. Lúc này, vị trí xương rạn sẽ hiện rõ màu sắc trên máy tính.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Khi bác sĩ cần hình ảnh rõ ràng hơn về chấn thương trong xương, người bệnh được yêu cầu chụp cộng hưởng từ. Cách thức này có những lợi ích như sau:
- Không bị ảnh hưởng hại của tia bức xạ.
- Không mất nhiều thời gian.
- Giúp chẩn đoán các mô mềm khác.
Chụp X-quang
Bác sĩ yêu cầu chụp X-quang để nhận dạng được triệu chứng rạn xương sườn. Thế nhưng, cách thức này thường khó nhìn được ra những tổn thương do kích thước vết nứt nhỏ. Thực tế, kết quả chụp X-quang đã bỏ sót hầu hết các tình trạng xương bị rạn. Khi xương rạn bắt đầu lành, phương pháp chụp X-quang có khả năng quan sát được khối can xương gồ xung quanh chỗ gãy.
Bác sĩ yêu cầu chụp X-quang để nhận dạng được triệu chứng rạn xương
Cách điều trị bệnh
Tình trạng rạn xương sườn có phác đồ điều trị khác nhau. Bác sĩ sẽ bàn bạc với người bệnh về mức độ nghiêm trọng của rạn xương để đưa ra lựa chọn cách thức chữa trị phù hợp. Một số cách điều trị được sử dụng rộng rãi bao gồm:
- Tạm dừng các hoạt động gây đau như khuôn vác, bưng bê…
- Chườm lạnh khoảng 10 phút hoặc massage bằng đá viên từ 3 – 5 phút.
- Thi thoảng vận động nhẹ nhàng chẳng hạn như: bơi, đạp xe…
- Thực hiện đều đặn các bài tập vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ.
- Kê cao vùng bị thương khi nằm ngửa.
- Dùng thuốc chống viêm không steroid.
- Sử dụng giày bảo hộ như giày đế cứng, dép đế gỗ…
- Sử dụng nạng giảm sự áp lực của cơ thể lên bàn chân hoặc cẳng chân.
- Phẫu thuật trong tình huống gặp tình trạng tổn thương nghiêm trọng.
Phương pháp phòng ngừa bệnh
Sau đây là một vài cách thức ngăn ngừa rạn xương sườn hiệu quả, bạn nên tham khảo để hạn chế xảy ra chấn thương không mong muốn ví dụ như:
- Tăng cường mức độ tập luyện thể thao dần dần nhưng không nên hoạt động quá sức.
- Thực hiện tập luyện các hoạt động xen kẽ khác nhau.
- Duy trì chế độ ăn cho người rạn xương, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D.
- Sử dụng các thiết bị phù hợp cho việc tập luyện thể thao.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cũng như cách chữa trị tình trạng rạn xương sườn. Hy vọng những kiến thức đó sẽ giúp ích cho bạn. Hãy theo dõi web để biết nhiều hơn đến những vấn đề sức khỏe khác.