Phẫu thuật kết hợp xương được thực hiện bằng cách sử dụng các vật liệu cơ học để giữ cố định các đầu xương gãy. Khi đó tạo điều kiện thích hợp cho quá trình liền xương được diễn ra. Đây chính là kỹ thuật điều trị ngoại khoa, đặc biệt phục hồi nhanh, giúp người bệnh trở lại lao động sớm hơn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về cách phẫu thuật kết hợp xương là gì nhé!
Phẫu thuật kết hợp xương là gì?
Phương pháp phẫu thuật kết hợp xương là một kỹ thuật thường xuyên được sử dụng hiện nay mà ít gây xâm lấn vào sâu cơ thể. Điều này hầu như đều được áp dụng trong những tình huống xương gãy thành mảnh hoặc gãy ở nhiều vị trí khác nhau. Kỹ thuật này có nhiều các kỹ thuật nắn kín, sử dụng đinh hoặc nẹp vít để ít xâm lấn. Mục đích của việc phẫu thuật kết hợp xương để giữ nguyên vị trí của xương, đưa trở lại vị trí ban đầu hoặc thay mới những mảnh xương bị gãy.
Sau khoảng 1 tháng từ lúc thực hiện phẫu thuật, tế bào xương, sợi collagen và tế bào sụn sẽ bắt đầu lấp đầy tại vị trí được cố định. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho xương liền lại nhanh hơn. Có nhiều phân loại gãy xương, mỗi loại cần có những phác đồ điều trị riêng biệt. Người bệnh thường thấy một số loại gãy xương thường xuyên xuất hiện:
- Gãy xương trật khớp: là một loại gãy xương cùng với có trật các khớp xung quanh.
- Gãy xương đơn giản: là loại xương bị gãy mà không kèm theo trật khớp.
- Gãy xương kín: ổ gãy xương không hở ra bên ngoài.
- Gãy xương hở: gãy xương mà ổ gãy xương thông, hở với môi trường bên ngoài.
Xương có khả năng chuyên biệt là tự phục hồi để liền xương, đặc biệt là ở trẻ em. Vì vậy, khi xương được cố định bằng các kỹ thuật đặc biệt chuyên dụng sẽ đẩy nhanh quá trình liền xương và phục hồi chức năng tại vị trí gãy.
Phẫu thuật kết hợp xương là một kỹ thuật thường xuyên được sử dụng hiện nay
Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật kết hợp xương
Nhờ công nghệ hiện đại, kết hợp của máy móc và các kỹ thuật phát triển, phẫu thuật kết hợp xương đem đến nhiều lợi ích hơn so với phương pháp truyền thống.
- Thay vì áp dụng mổ mở như xưa, kỹ thuật này có đường mổ nhỏ chỉ khoảng 0,5 – 3cm. Do đó, tạo ra sẹo nhỏ và giảm mất máu, giảm xâm lấn vào mô mềm và hạn chế nhiễm trùng.
- Thời gian liền lại xương gãy diễn ra vô cùng nhanh chóng, chỉ sau 1 tháng đối với trẻ em và 1 tháng rưỡi đối với người lớn. Bên cạnh đó còn cho phép người bệnh vận động nhẹ nhàng sau phẫu thuật 1 ngày.
- Sử dụng đinh và nẹp vít với tương thích với cơ thể có chức năng hỗ trợ độ vững tương đối khi vận động. Đặc biệt là thay thế chức năng nâng đỡ. Cùng với đó, nó đẩy nhanh quá trình hình thành tế bào xương, sợi collagen, giúp quá trình tự nhiên của xương hồi phục vận động diễn ra nhanh hơn.
- Sự giúp đỡ từ thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến như máy chụp CT màn tăng sáng có tác dụng xác định chính xác vị trí và tình trạng gãy. Hơn nữa còn tạo điều kiện phù hợp với quá trình nắn xương về đúng vị trí ban đầu, đảm bảo chắc chắn tính an toàn trong phẫu thuật. Điều này vừa đẩy nhanh quá trình phục hồi của bệnh nhân, vừa giảm thời gian chữa trị tại viện xuống chỉ khoảng vài ngày.
- Mô hình gây mê đa mô thức có tác dụng giảm đau cho bệnh nhân ngay khi phẫu thuật trong khoảng 3 ngày. Đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân có thể tập vận động ngay sau mổ và tránh tình trạng teo cơ và cứng khớp.
Phẫu thuật kết hợp xương đem đến nhiều lợi ích hơn so với phương pháp truyền thống
Chỉ định thực hiện
Phương pháp phẫu thuật kết hợp xương chỉ được chỉ định thực hiện đối với những trường hợp ví dụ như:
- Gãy xương bị di lệch nhiều mà ổ gãy xương không có thực hiện được nắn chỉnh hay bó bột.
- Gãy xương mà ổ gãy liên thông vào ổ khớp và khiến phần mặt khớp di lệch.
- Gãy xương kèm theo chấn thương bên trong mạch máu và thần kinh.
- Gãy xương hở.
Các phương pháp kết hợp xương
Người bệnh cần tham khảo những phương pháp phẫu thuật kết hợp xương như sau:
Kết hợp xương bên trong
Phương pháp này gồm 2 loại mổ là mổ nắn chỉnh kín và mổ mở nắn chỉnh:
- Mổ nắn chỉnh kín: là cách điều trị kết hợp xương ít xâm lấn và có tác dụng giảm đau. Tỷ lệ nhiễm trùng và mất máu thấp và phục hồi chức năng của bệnh nhân nhanh.
- Mổ mở nắn chỉnh: là kỹ thuật sử dụng phẫu thuật mở, người thực hiện sẽ rạch da để lộ rõ hết toàn bộ ổ gãy xương.
Những đối tượng được chỉ định phương pháp phẫu thuật kết hợp xương bên trong mổ mở nắn chỉnh bao gồm:
- Gãy ở nhiều vị trí khác nhau.
- Gãy xương có tình trạng di lệch nhiều, khó nắn chỉnh kín.
- Gãy xương hở cần phải thực hiện cắt lọc làm sạch vết thương trước khi phẫu thuật.
Bác sĩ sẽ kiểm tra và yêu cầu phương pháp kết hợp xương đối với từng tình trạng bệnh dựa trên độ tuổi, sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của toàn bộ ổ gãy xương. Kỹ thuật này sẽ thực hiện cố định xương về vị trí ban đầu và giữ nguyên cấu trúc liên kết giữa hai đầu xương gãy. Ở phẫu thuật kết hợp xương, bác sĩ sử dụng nẹp vít và đinh nội tủy để cố định xương.
Kết hợp bằng nẹp vít
Sử dụng đồ nẹp vít trong việc chỉnh hình được làm từ titanium hoặc thép không gỉ. Đối với những tình huống ổ gãy xương nằm ở phần đầu xương, hoặc gãy nát nhiều tầng xương cần hỗ trợ nẹp vít. Lý do là vì những trường hợp này không thể sử dụng đinh nội tủy có chốt ngang. Nẹp vít có tác dụng cố định 2 đầu gãy xương và thay thế những phần xương như xương bả vai, xương chậu… khi bị vỡ xương.
Kết hợp bằng đinh nội tủy
Đinh nội tủy thường xuyên được thực hiện trong kết hợp xương bên trong. Điều này có tác dụng giúp cho phần xương gãy cố định tại vị trí ban đầu, chắc chắn hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân có khả năng phục hồi sớm hơn và lấy lại khả năng lao động dễ dàng.
Đinh nội tủy thường xuyên được thực hiện trong kết hợp xương bên trong
Kết hợp xương bằng khung cố định bên ngoài
Kỹ thuật phẫu thuật kết hợp xương này được sử dụng với mức độ tổn thương nặng. Ngoài ra, nếu hiện tượng gãy xương có nguy cơ nhiễm trùng cao được yêu cầu chữa trị bằng khung cố định bên ngoài. Những lợi ích của kỹ thuật kết hợp xương bằng khung cố định ngoài bao gồm:
- Giữ nguyên phần xương gãy ngăn chặn được các di lệch thứ phát.
- Giữ nguyên xa ổ gãy ngăn được nhiễm trùng chân đinh.
- Ngăn chặn được dị vật ở ổ gãy giảm bớt tình trạng nhiễm trùng.
- Các mảnh xương gãy có khả năng linh hoạt được tạo điều kiện thuận lợi để sửa chữa lành xương.
- Có thể tiến hành nắn lại các di lệch ổ gãy xương.
- Việc phục hồi vết thương dễ dàng thực hiện.
Quy trình thực hiện mổ kết hợp xương
Bên cạnh việc hiểu cơ bản về phương pháp phẫu thuật kết hợp xương, người bệnh cũng cần tìm hiểu các thông tin về việc thực hiện mổ.
Chuẩn bị
Người bệnh sẽ được thực hiện chụp CT – Scan hoặc X – quang và chẩn đoán đánh giá sức khỏe tổng quan như đo huyết áp, xét nghiệm máu và điện tâm đồ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần nhịn ăn và uống ít nhất 6 tiếng trước khi phẫu thuật để giảm bớt nguy cơ trào ngược thức ăn, sặc.
Người bệnh sẽ được thực hiện chụp CT – Scan hoặc X – quang
Tiến hành
Phụ thuộc vào vị trí ổ gãy xương như gãy xương đòn, gãy xương ức… và loại mổ mà quy trình phẫu thuật kết hợp xương sẽ diễn ra khác nhau. Trước khi bắt đầu, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ toàn thân, hoặc gây tê tủy sống cho người bệnh. Những kỹ thuật dành riêng cho phẫu thuật như nẹp vít, đinh nội tủy sẽ được chuẩn bị tùy thuộc vào mức độ chấn thương của người bệnh. Bác sĩ sẽ quan sát vị trí gãy xương bằng màn hình tăng sáng. Đây cũng là cách thức để bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và thực hiện thao tác phục hồi liên kết của các phần xương gãy.
Trước hết, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành rạch một đường ở vị trí phù hợp với phần ổ gãy xương và bóc cân cơ để đi vào ổ gãy xương. Sau đó, làm sạch ổ gãy để chuẩn bị sẵn sàng cho việc nắn chỉnh hoặc sử dụng vật liệu để kết hợp xương.
Tiếp theo, phần xương gãy sẽ được cố định bằng những vật liệu chuyên dụng thích hợp. Sau khi đã mổ xong, họ sẽ thực hiện khâu lại vết mổ và quấn băng gạc quanh vùng vết mổ để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
Theo dõi sau phẫu thuật
Khi phẫu thuật kết thúc, người thân cần đặc biệt chú ý quan sát cơ thể của bệnh nhân, nhất là nơi phẫu thuật để bác sĩ xử lý kịp thời nếu biến chứng xảy ra bất ngờ. Hầu như tất cả các ca phẫu thuật đều có tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, người bệnh cũng có khả năng mắc những biến chứng tiềm ẩn. Những hệ quả mà cần để ý sau khi thực hiện bao gồm:
- Nhiễm trùng.
- Tổn thương dây thần kinh.
- Chảy máu sau phẫu thuật.
- Cứng khớp.
- Dính gân hoặc hoại tử xương.
Hầu như tất cả các ca phẫu thuật đều có tỷ lệ thành công cao
Những phản ứng sau khi phẫu thuật thường xuyên gặp phải bao gồm:
- Sưng, bầm tím, đau tại vị trí mổ.
- Xuất hiện dịch và máu rỉ ở vị trí thực hiện mổ.
- Chóng mặt và buồn nôn do ảnh hưởng của thuốc tê.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần bổ sung những thực phẩm sau để nhanh phục hồi:
- Tôm, sữa, trứng, rau xanh và các loại trái cây giàu vitamin C.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia và các loại thức ăn quá nóng hoặc cay.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về kỹ thuật phẫu thuật kết hợp xương. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho người bệnh trong quá trình khám và chữa bệnh. Hãy theo dõi web để cập nhật được nhiều vấn đề sức khỏe khác.