Nguy cơ đột quỵ do thoái hóa cột sống cổ
Đột quỵ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Ít ai ngờ rằng thoái hóa cột sống là một...
Chào bạn, những người mắc phải các vấn đề về xương khớp thường bị hạn chế trong việc cử động của cơ thể, điều này thường gây ra tâm lý ngại vận động và né tránh các môn thể thao. Tuy nhiên, việc duy trì tập luyện thể dục thể thao ở một mức độ vừa phải có thể mang đến những hiệu quả không ngờ cho người bệnh: giúp các cơ được co giãn, xương khớp dẻo dai và mạch máu được lưu thông. 5 môn thể thao an toàn và được khuyến khích nhất cho người mắc bệnh xương khớp bao gồm:
– Yoga: Những bài tập yoga trị liệu với các động tác nhẹ nhàng giúp kéo giãn toàn thân và giảm áp lực lên hệ xương khớp, từ đó giảm đau khớp hiệu quả.
– Bơi lội: Đây là một trong những môn thể thao có tác dụng rất lớn trong việc giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên các khớp và dây chằng. Hơn nữa, bơi lội còn giúp tăng cường cơ bắp và giảm tình trạng cứng khớp.
– Đạp xe: Đạp xe giúp xương khớp vận động nhẹ nhàng, tăng cường tiết dịch nhờn để giảm độ cứng khớp. Đạp xe cũng giúp máu lưu thông tốt hơn nên rất có lợi cho người mắc các bệnh về xương khớp.
– Đi bộ, chạy bộ: Đi bộ và chạy bộ mỗi ngày ở mức vừa phải có thể duy trì được sự linh hoạt của đôi chân, giúp các khớp hoạt động trơn tru và các cơ săn chắc lại.
– Thái cực quyền: Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, thái cực quyền có thể giúp người bệnh thư giãn, duy trì sự linh hoạt, đem lại sự cân bằng cho cơ thể và tâm trí.
Bên cạnh việc rèn luyện thể dục thể thao điều độ, người bệnh cũng cần đi khám định kỳ để theo dõi được tình trạng bệnh và tối ưu hiệu quả điều trị. Hy vọng những thông tin trên đây đã có thể giải đáp được những băn khoăn của bạn, chúc bạn mạnh khỏe!
Thoái hóa khớp là bệnh mãn tính thường gặp ở người từ tuổi trung niên, người thường xuyên làm việc với một khớp nào đó trên cơ thể, người hay vận động mạnh, người đứng nhiều, béo phì… Bệnh thoái hóa khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn được nhưng có thể ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển của bệnh nhờ việc vận động hợp lý kết hợp chăm sóc, cải thiện sụn khớp và xương dưới sụn đúng cách. Điều này giúp hạn chế các cơn đau cho người bệnh và giúp bộ ba xương – sụn – khớp trở nên vững chắc, linh hoạt hơn. Trường hợp của mẹ bạn là đã đi khám chưa, nếu chưa cần đi khám ngay, chụp khớp gối và siêu âm để tìm hiểu tình trạng khớp gối. Khi có thoái hóa khớp gối, bệnh nhân phải cải thiện bằng các phương pháp như dùng thuốc kết hợp với các biện pháp khác. Bạn nên khuyên mẹ tránh những hoạt động khớp gối nhiều và mạnh (dậm mạnh chân…
Chào chị, Nhiều người bị thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp… thường hay dùng các loại thuốc giảm đau, vì tiện lợi lại có thể giảm đau nhanh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giảm đau trong nhiều ngày có thể gây hại cho dạ dày, gan, thận… Vì vậy, trước hết chị nên tránh việc lạm dụng thuốc giảm đau, để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đối với thắc mắc về việc dùng thuốc nam chữa bệnh thoái hóa khớp, Trung Tâm Tư Vấn Y Khoa xin được trả lời chị như sau: Thuốc nam cũng có một số tác dụng nhất định trong chăm sóc sức khỏe và cải thiện bệnh xương khớp. Tuy nhiên, thực tế, có không ít bài thuốc nam chữa thoái hóa khớp được truyền miệng, quảng cáo trên mạng với đủ thứ công dụng nhưng lại không có xác nhận, cam kết của người sở hữu bài thuốc, thiếu các giấy phép về sản xuất, lưu hành, phân phối… Đặc biệt, các bài thuốc nam…
Chào bạn, Với những dấu hiệu bạn vừa nêu ra, nhiều khả năng là bạn bị viêm khớp cổ tay do hoạt động cổ tay quá nhiều. Nếu nghi ngờ mình bị hội chứng ống cổ tay (là một nguyên nhân của đau cổ tay) bạn cũng nên đến bệnh viện để các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và áp dụng các biện pháp điều trị cụ thể. Dù là viêm cổ tay thông thường hay bị hội chứng ống cổ tay thì bạn cũng cần tích cực điều trị càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng đến việc vận động sau này. Thuốc chữa viêm khớp cổ tay thường được các bác sĩ dùng là các thuốc kháng viêm không steroid, các corticosteroid tiêm tại chỗ hoặc bằng đường uống, tùy trường hợp. Tuy nhiên, các thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng dài ngày như loét đường tiêu hóa, tăng cân, loãng xương… Do đó, bạn cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa…
Trong sinh hoạt hàng ngày, có lẽ bất cứ ai cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng co cứng cơ như bạn đã trải qua, thường biểu hiện rõ nhất ở các cơ chân, đặc biệt là bắp chân. Co cứng cơ đột ngột còn có thể gây ra những cơn đau dữ dội mà chúng ta không ngờ tới. Vậy tại sao lại có hiện tượng này? Dưới đây là 5 nguyên nhân điển hình nhất mà bạn nên biết:
– Sử dụng cơ quá mức: tập thể dục, lao động thể chất quá mức gây mất nước, căng cơ hoặc giữ nguyên một tư thế trong một thời gian dài có thể gây ra sự co cứng cơ.
– Không cung cấp đủ máu cho cơ thể: các động mạch đưa máu đến chân bị hẹp có thể dẫn đến tình trạng đau giống như bị chuột rút. Tình trạng co cứng cơ này sẽ gây ra biến chứng chèn ép dây thần kinh cột sống hoặc gây ra chuột rút ở chân. Nếu người bệnh càng đi bộ nhiều thì tình trạng đau sẽ càng gia tăng.
– Cơ thể thiếu hụt khoáng chất: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có quá ít kali, magie hoặc canxi cũng có thể gây co cứng cơ.
– Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu (thuốc được kê toa khi bị tăng huyết áp) có thể làm giảm hấp thu các khoáng chất trong cơ thể, dẫn đến tình trạng co cứng cơ.
– Biến chứng của một số bệnh lý: Co cứng cơ có thể là biến chứng của chấn thương não hoặc tủy, đột quỵ hoặc bệnh não chu sinh và xơ cứng rải rác từng đám.
Mong rằng những thông tin trên đây có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc, nếu bạn vẫn còn băn khoăn về vấn đề này thì đừng ngại phản hồi lại cho chúng tôi nhé!
Chào bạn, Viêm khớp gối có thể được điều trị để giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau và chống viêm như thuốc Paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen hoặc Naproxen. Trong một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc chống viêm steroid.
Vận động và tập thể dục: Các bài tập vận động như bơi lội, yoga, hoặc điều chỉnh lối sống để giảm cân có thể giúp giảm đau và cải thiện sự linh hoạt của khớp.
Thủ pháp vật lý: Các biện pháp như đắp lạnh hoặc nóng, massage, và vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau và cải thiện sự linh hoạt.
Thuốc giảm tự miễn dịch: Trong một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế miễn dịch như Methotrexate hoặc các loại thuốc sinh học để kiểm soát viêm.
Phẫu thuật: Trong trường hợp nghiêm trọng và không đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác, phẫu thuật có thể được xem xét để sửa chữa hoặc thay thế khớp bị tổn thương.
Sau khi phẫu thuật bạn nên tiêm thêm một số dưỡng chất có tác dụng tái tạo, giúp tế bào khỏe và nhanh hồi phục hơn.
Tuy nhiên, hãy luôn thảo luận kỹ với bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng của bạn.
Chào bạn, béo phì, thừa cân có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh về cơ xương khớp, nguyên nhân là do khi cân nặng dư thừa sẽ khiến trọng lượng cơ thể tăng lên. Lúc này các khớp xương, đặc biệt là vùng lưng, hông, háng, đầu gối và bàn chân sẽ phải chịu áp lực càng lớn. Nếu những khớp này đã viêm sẵn thì áp lực cơ thể sẽ làm cho tình trạng viêm tiến triển xấu đi. Cụ thể, thừa cân – béo phì có thể khiến bạn dễ có nguy cơ mắc phải một số bệnh xương khớp sau:
– Thoái hóa khớp: Béo phì làm tăng áp lực lên sụn khớp khiến cho sụn khớp dễ bị nứt, vỡ vụn làm tổn thương sụn và gây ra thoái hóa khớp. Ngoài ra, lượng mỡ thừa trong cơ thể càng nhiều sẽ làm xuất hiện các gai xương ở quanh khớp khiến cho khớp bị đau nhức hơn khi vận động.
– Viêm khớp dạng thấp: Thừa cân, béo phì làm hàm lượng chất béo trong cơ thể tăng cao, kích thích quá trình viêm phát triển. Hàm lượng chất béo cao còn làm giảm tác dụng của thuốc điều trị, khiến tình trạng viêm không được cải thiện và nặng thêm.
– Thoát vị đĩa đệm: Áp lực mà cột sống phải chịu khi cơ thể khi thừa cân sẽ khiến bao xơ của đĩa đệm bị mài mòn, mỏng dần và dễ gây ra các chấn thương.
– Đau lưng dưới: Trọng lượng chèn ép lên cột sống làm cho khung xương chậu bị đẩy về phía trước. Khi đó cơ lưng bị siết chặt, gây căng cơ và khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức cột sống lưng.
– Thoái hóa cột sống lưng, trượt đốt sống: Khi cơ thể thừa cân, cột sống lưng sẽ phải chịu nhiều áp lực và dần mất tính vững chắc, dẫn đến chứng lệch đốt sống hoặc thoái hóa cột sống lưng.
– Loãng xương: Béo phì khiến lượng lipid trong máu tăng lên làm cho mật độ xương giảm, từ đó gây ra loãng xương.
– Bệnh gout: Béo phì không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gout nhưng lại làm tăng nguy cơ dẫn đến căn bệnh này do làm tăng tổng hợp axit uric.
Chính vì vậy, để phòng tránh và ngăn các bệnh xương khớp chuyển biến xấu, bạn hãy duy trì cân nặng ở mức hợp lý và tích cực giảm cân nếu cơ thể đang bị dư thừa.
Hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc phải bệnh thoái hóa khớp gối, nhất là trong độ tuổi trung niên. Căn bệnh này gây ra cảm giác đau nhức, tê buốt ở đầu gối khiến cho khả năng vận động và đi lại của người bệnh bị hạn chế đáng kể. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, bạn và người thân có thể ghi nhớ 5 cách sau đây để giảm bớt đau đớn trong sinh hoạt hàng ngày:
– Nghỉ ngơi điều độ: Khi thấy đầu gối đau nhức, hãy ngừng tất cả những việc bạn đang làm và nghỉ ngơi. Việc cố gắng quá sức sẽ khiến tình trạng đầu gối của bạn trở nên tệ hơn.
– Kiểm soát cân nặng: Thừa cân, béo phì có thể làm tăng các biến chứng của viêm khớp, tạo áp lực lên khớp gối khiến cơn đau đầu gối nghiêm trọng hơn. Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý là điều hoàn toàn nên làm.
– Vận động hợp lý: Tập luyện đều đặn với các bài kéo giãn nhẹ nhàng, tập luyện cách đi lại, ngồi và đứng phù hợp để hạn chế đau hay tổn thương khớp thêm.
– Châm cứu: Một số bệnh nhân thoái hóa khớp có thói quen châm cứu để điều trị các cơn đau nhức đầu gối. Tuy nhiên, không phải ai cũng là đối tượng phù hợp với châm cứu, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
– Dùng thuốc giảm đau và bảo vệ khớp: Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau và bảo vệ khớp, nhưng tuyệt đối chỉ sử dụng khi có sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa.
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh mạn tính có xu hướng tiến triển nặng dần nếu bạn không điều trị kịp thời. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu của các cơn đau ở đầu gối, bạn cần đi khám ngay để hạn chế các tổn thương trên cơ thể và tăng cơ hội phục hồi.
Việc ngồi nhiều giờ liên tiếp trong ngày và lười vận động là thói quen nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, khiến bạn dễ mắc phải nhiều căn bệnh mạn tính như:
– Tăng nguy cơ đau tim: Ngồi nhiều là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ đau tim và các bệnh tim mạch như cao huyết áp, tắc động mạch vành, suy tim…
– Mắc chứng nghẽn mạch: Ngồi nhiều hoặc bất động một chỗ quá lâu làm hình thành cục máu đông bên tỏng lòng tĩnh mạch (ở chân).
– Căng thẳng và sa sút trí tuệ: Khi não bộ phải tập trung cao độ liên tục không chỉ khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, bực tức trong người. Tác động mạnh đến trí nhớ, khả năng chú ý trong công việc và sinh hoạt hàng ngày.
– Phá hỏng lưng dẫn tới các bệnh ký cột sống: Ngồi nhiều, liên tục thực hiện các tư thế sai thường xuyên và trong thời gian dài không chỉ làm xuất hiện tình trạng gù lưng, sai lệch đốt sống, cong vẹo… Gây ra loạt chứng bệnh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, tê bì…
– Nguy cơ mắc tiểu đường, loãng xương, bệnh tiết niệu, tiêu hóa cao và dễ tăng cân, béo phì.
– Nguy cơ mắc ung thư: Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ở nữ giới (đa u tủy, ung thư buồng trứng, ung thư vú)
– Dễ bị suy giãn tĩnh mạch: Ngồi quá lâu khiến máu chảy về chi dưới mà không thể trở lại về tim gây ứ trệ máu tại tĩnh mạch chân dẫn tới tình trạng giãn tính mạch. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh bị đau, nhức mỏi và gặp nhiều khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày.
Mỗi người nên chủ động quan tâm, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe của cơ thể định kỳ nhằm điều trị sớm các bệnh lý, hạn chế những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.
Đột quỵ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Ít ai ngờ rằng thoái hóa cột sống là một...
Sẵn sàng phục vụ, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng 24/7
Sản phẩm dạng ống sẵn, chỉ cần cắm kim tiêm, tiêm trong môi trường vô trùng, an toàn
Đội ngũ Bác sĩ & Dược sỹ có thâm niên trực tiếp tư vấn, hỗ trợ
Tiss'you S.r.l - Một hãng hàng đầu thế giới về các thiết bị y tế tái tạo sinh học
© Copyright Ⓒ 2023 by Arthrys, All rights reserved | ® tiemnoikhop.vn giữ bản quyền nội dung trên website này.