Bệnh phong thấp hay phong tê thấp là một bệnh về xương khớp. Nếu không có biện pháp kiểm soát hợp lý và chữa trị kịp thời, khớp dần dần sẽ bị biến dạng, thậm chi là liệt chi. Vậy cách điều trị bệnh phong thấp là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu hơn về bệnh phong thấp là gì cũng như nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị bệnh phong thấp.
Bệnh phong thấp là gì?
Câu hỏi “bệnh phong thấp là gì?” đối với những người trung niên, lớn tuổi không còn quá xa lạ nữa. Tuy nhiên, phong thấp chỉ là tên gọi của Đông y. Còn trong y học hiện đại, khái niệm này đề cập đến bệnh viêm đa khớp.
Căn bệnh này thường xuyên xuất hiện ở những người trung niên, cao tuổi. Nhất là đối với những người lao động nặng, phải sống và làm việc trong môi trường có nhiều không khí lạnh, ẩm. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là đau nhức và tê cứng các khớp. Vì là bệnh mãn tính nên bệnh phong thấp có xu hướng tiến triển chậm, nhưng sẽ “theo đuổi” người bệnh suốt đời.
Nguyên nhân gây bệnh
Căn bệnh phong thấp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng sự khác biệt về văn hóa cũng như quan niệm chữa bệnh đã tạo ra 2 luồng ý kiến theo Đông Y và Tây Y như sau:
Nguyên nhân theo Đông Y
Theo quan niệm của Đông Y, tình trạng phong thấp xảy ra khi vệ khí trong cơ thể dần trở nên suy yếu và giảm chức năng đề kháng khiến phong, hàn khí xâm nhập qua da, nang lông sau đó di chuyển tới kinh lạc và đi khắp cơ thể. Điều này khiến kinh mạch tắc nghẽn, khí huyết rối loạn và gây ra ứ trệ và dẫn đến phong thấp.
Nguyên nhân theo Tây Y
- Tuổi tác: Tình trạng này xuất hiện rất nhiều ở những người cao tuổi bởi tuổi tác là điều kiện tốt để bệnh xương khớp mãn tính phát triển. Đây là khoảng thời gian thoái hóa đối với các khu vực như mô sụn, dây chằng… Nó dễ dàng tổn thương và đau nhức mỗi khi di chuyển.
- Di truyền: Khả năng di truyền chiếm gần tới khoảng 50% đến 60% nguyên nhân. Điển hình như HLA-DR, PTPN22, PADI4 là một số gen được các nhà khoa học nghiên cứu cho rằng có sự liên quan đến bệnh phong tê thấp.
- Thay đổi tiết tố: Điều này phổ biến hơn đối với chị em phụ nữ. Đó là khi mất cân bằng giữa estrogen và progesterone. Bởi estrogen không chỉ chi phối chức năng sinh lý của nữ giới mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể và hệ thống xương khớp.
- Ảnh hưởng của nhiễm trùng: Điều đó là do sự tấn công của virus cúm, vi khuẩn… Nếu không điều trị ngay lập tức, virus và vi khuẩn sẽ di chuyển đến các ổ khớp, gây sưng đỏ và giảm chức năng vận động.
- Tác động từ môi trường, công việc: Do điều kiện công việc phải làm việc dưới cường độ nặng, hoặc trong không khí ẩm cao khiến nguy cơ dẫn đến phong thấp ngày càng cao.
Dấu hiệu bệnh phong thấp là gì?
Phong tê thấp thường bắt đầu với các triệu chứng xuất hiện ở toàn thân và khớp. Bao gồm cứng khớp buổi sáng, mệt mỏi và biếng ăn và đôi khi sốt nhẹ. Triệu chứng của bệnh phong thấp bao gồm đau nhức, sưng và cứng khớp. Bệnh phát triển nhanh nhất trong 1 – 6 năm đầu tiên, 80% một số tổn thương khớp vĩnh viễn trong vòng 10 năm. Dấu hiệu của bệnh phong thấp chính là các khớp tổn thương bị sưng, đỏ, đau và khó khăn khi vận động. Các khớp bị ảnh hưởng điển hình như:
- Cổ tay, khớp bàn tay, ngón tay.
- Các khớp đầu ngón.
- Các khớp bàn, ngón chân.
- Khớp vai.
- Khớp khuỷu.
- Khớp háng.
- Khớp gối.
- Khớp cổ chân.
Hầu như bất kỳ khớp nào đều bị ảnh hưởng. Không những thế, các nốt viêm khớp ở phổi không phân biệt được với các nốt có nguyên nhân khác mà không cần sinh thiết.
Bên cạnh đó, người bệnh sẽ thấy dấu hiệu ngoài khớp khác bao gồm: viêm mạch máu gây loét chân, bệnh viêm một dây thần kinh, tràn dịch màng phổi, thâm nhiễm phổi, xơ nang, viêm màng ngoài tim, xâm nhập viêm và xơ hóa phổi, hạch to, hội chứng Felty, nhuyễn củng mạc và viêm thượng củng mạc.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh
Phần trên đã giới thiệu nguyên nhân gây bệnh phong thấp là gì cho độc giả. Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này:
- Người cao tuổi: Căn bệnh phong thấp xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là đối tượng trung niên, người cao tuổi vì đây là khoảng thời gian xương khớp dễ bị thoái hóa.
- Người mắc bệnh béo phì: Người béo phì có khả năng mắc bệnh cao gấp 5 lần so với người bình thường. Bởi vì người béo phì thường mắc bệnh về động mạch vành tạo ra tình trạng các mạch máu bị co hẹp dẫn tới máu khó lưu thông.
- Người tiếp xúc nhiều với nước, làm việc trong môi trường ẩm thấp, giá lạnh: Càng trong môi trường lạnh ẩm cao, người bệnh dễ bị phong, hàn khí xâm nhập vào da.
- Giới tính: Bệnh phong tê thấp thường xuyên xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới do sự sụt giảm của estrogen.
- Di truyền: Trong gia đình có người bị phong tê thấp cũng làm tăng khả năng mắc bệnh đối với những thành viên còn lại.
Chẩn đoán bệnh phong thấp
Cách chẩn đoán bệnh phong thấp là những thắc mắc hầu hết của người bệnh. Các bác sĩ chẩn đoán phong tê thấp sẽ mất thời gian bởi vì cần thực hiện một số xét nghiệm kết hợp với thăm khám lâm sàng. Kết luận dựa trên các triệu chứng và tiền sử bệnh lý của người bệnh, người bệnh đồng thời thực hiện kiểm tra thể chất các khớp bao gồm:
- Kiểm tra về tình trạng phong thấp có sưng, đỏ và đau khớp.
- Kiểm tra khả năng đàn hồi và sự phản xạ cơ bắp.
- Kiểm tra độ ấm và sự linh hoạt ở khớp.
Ở giai đoạn bắt đầu, các biểu hiệu phong thấp không thể hiện rõ rệt giống với các bệnh xương khớp khác. Từ đó, ngoài việc kiểm tra bệnh sử qua việc bệnh nhân nhận thấy cảm giác đau nhức khớp, do các tổn thương xương khớp trước đó, tính chất công việc… Bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm:
Xét nghiệm máu
Những người bị phong thấp thường xuất hiện tốc độ lắng hồng cầu cao. Từ kết quả xét nghiệm máu bác sĩ sẽ xem số lượng hồng cầu cao hay thấp, bác sĩ sẽ dễ dàng xác định được người bệnh có mắc bệnh phong thấp hay không?
Kiểm tra hình ảnh
Tuỳ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI cung cấp hình ảnh chi tiết về tình trạng khớp… Nhờ đó, bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như tiến triển của bệnh sau này.
Cách điều trị bệnh
Điều trị phong thấp là một quá trình dài và không có kết thúc bởi đây là căn bệnh mạn tính. Người bệnh phải chuẩn bị tinh thần “chiến đấu” với căn bệnh suốt cuộc đời nếu mắc bệnh này. Ở mỗi giai đoạn phát triển của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch chữa trị phù hợp với các chỉ định sử dụng thuốc.
Sử dụng thuốc
Các loại thuốc trị phong thấp thường sử dụng chính là thuốc giảm đau, thuốc sinh học và thuốc chống viêm. Thuốc chống thấp khớp là DMARDs có khả năng làm chậm tiến triển của bệnh và bảo vệ các mô sụn trên cơ thể. Bên cạnh đó còn có các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm steroid… Còn đối với các tình trạng nặng hơn, các bác sĩ sẽ cân nhắc dùng loại thuốc sinh học.
Vật lý trị liệu
Đây là một phương pháp chữa bệnh trong một thời gian dài với tiến triển chậm nhưng mang lại hiệu quả rất tốt. Trong giai đoạn viêm cấp tính, tập thể dục hoặc tập các bài tập vật lý trị liệu giúp người bệnh ngăn ngừa co cứng cơ. Nhằm khôi phục lại các cơ và bảo vệ khả năng vận động của khớp cho các khớp bị thương tổn.
Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu dưới đây để tăng hiệu quả điều trị:
- Điện xung: Dòng điện xung là dòng điện có tần số thấp và tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, nhiều xung điện liên tiếp tạo thành dòng xung điện. Phương pháp này có tác dụng giảm đau và kích thích thần kinh cơ.
- Từ trường: Điều trị bệnh bằng từ trường là sử dụng các loại nam châm khác nhau giúp tạo năng lượng từ trường trên cơ thể. Phương pháp này vừa giúp tăng cường sức khỏe tổng thể lại vừa hỗ trợ giảm đau, kích thích cơ.
- Siêu âm/sóng ngắn: Là một liệu pháp được ứng dụng ở trong vật lý trị liệu, có tác dụng nhiệt sâu giúp chống viêm và dẫn truyền thuốc qua da.
- Laser trị liệu: Đây là phương pháp điều trị với thủ thuật đơn giản, nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao và rất an toàn. Phương pháp này giúp chống viêm, giảm đau và tăng chuyển hóa, giúp nhanh tái tạo, phục hồi tổn thương.
Phẫu thuật
Người nhà xem xét đến phương án phẫu thuật nếu điều trị bằng thuốc không thành công. Việc thực hiện phẫu thuật cần cân nhắc đến toàn thể bệnh và mong muốn của bệnh nhân. Ví dụ như:
- Phẫu thuật thay thế khớp hoàn toàn: Bác sĩ sẽ loại bỏ các khớp bị hư hỏng và thay thế bằng chúng một khớp nhân tạo.
- Phẫu thuật sửa gân: Thăm khám và sửa các gân bị lỏng, đứt do viêm tổn thương ở khớp.
- Phẫu thuật chỉnh trục: Chỉnh trục nhằm ổn định xương hoặc giảm đau nếu ca phẫu thuật thay thế khớp không thành công.
Cách phòng ngừa bệnh phong thấp là gì?
Dưới đây là một trong những cách ngăn ngừa bệnh phong thấp mà người bệnh có thể tham khảo:
Chế độ sinh hoạt
- Tập luyện thể dục đều đặn: Người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp tăng cường thể lực cơ bắp xung quanh khớp. Khi bắt đầu, người bệnh nên đi bộ mỗi ngày, tránh những môn thể thao vận động mạnh.
- Chườm nóng: Biện pháp này có thể giảm đau nhức phong thấp rất tốt. Người bệnh nên dùng túi giữ nhiệt hay chai nước nóng dùng một chiếc khăn mỏng bọc lại rồi chườm lên vùng bị sưng đau. Ngoài ra, sử dụng miếng dán nhiệt, tắm nước ấm, đèn sưởi nhiệt để giảm đau cũng là giải pháp tốt.
- Chườm lạnh: Bên cạnh việc chườm nóng, người bệnh cũng nên dùng túi chườm lạnh hoặc dùng khăn mỏng gói viên đá lại và chườm lên da để chống viêm khớp hiệu quả.
- Nghỉ ngơi: Cách phòng chống bệnh phong thấp tốt nhất với những cơn đau là nghỉ ngơi thư giãn, tránh những căng thẳng trong cuộc sống.
Chế độ dinh dưỡng
Có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và cân bằng sẽ hỗ trợ điều trị phong tê thấp tốt nhất. Để làm chậm quá trình phát triển của bệnh, người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, thực phẩm giàu canxi, vitamin… Ngoài ra, người bệnh nên kiêng một số đồ ăn và thức uống có hại, nhiều dầu mỡ, chất kích thích như rượu, bia, thực phẩm chế biến sẵn.
Lời Kết
Trên đây là khái quát về vấn đề “Bệnh phong thấp là gì?” cũng như nguyên nhân và cách điều trị bệnh. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh phong thấp là gì. Hãy theo dõi web để cập nhật nhiều thông tin hơn về các vấn đề sức khỏe khác.