Thoái hóa khớp gối – Căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai
Thoái hoá khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Có 2 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối: thoái hóa khớp nguyên phát và thứ phát
Thoái hóa khớp nguyên phát
Là nguyên nhân chính, xuất hiện muộn, thường ở người sau 60 tuổ. Ngoài ra các yếu tố như di truyền, yếu tố nội tiết và chuyển hoá (mãn kinh, đái tháo đường…) có thể gia tăng tình trạng thoái hóa.
Thoái hóa khớp thứ phát
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do:
- Sau các chấn thương khiến trục khớp thay đổi (gãy xương khớp, can lệch…).
- Các bất thường trục khớp gối bẩm sinh: khớp gối quay ra ngoài (genu valgum).
- Khớp gối quay vào trong (genu varum).
- Khớp gối quá duỗi (genu recurvatum…) hoặc sau các tổn thương viêm khác tại khớp gối (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp, viêm mủ, bệnh gút, chảy máu trong khớp – bệnh Hemophilie…).
Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Chẩn đoán xác định
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American College of Rheumatology), 1991:
− Có gai xương ở rìa khớp (trên Xquang).
− Dịch khớp là dịch thoái hoá.
− Tuổi trên 38.
− Cứng khớp dưới 30 phút.
− Khớp kêu “lục cục” khi cử động.
− Các dấu hiệu khác:
- Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng viêm của màng hoạt dịch.
- Biến dạng: do xuất hiện các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.

Chẩn đoán phân biệt
Viêm khớp dạng thấp: chẩn đoán phân biệt khi chỉ tổn thương tại khớp gối, đặc biệt khi chỉ biểu hiện ở một khớp: tình trạng viêm tại khớp và các biểu hiện viêm sinh học rõ (tốc độ máu lắng tăng, CRP tăng…) và có thể có yếu tố dạng thấp dương tính. Thường được chẩn đoán qua nội soi và sinh thiết màng hoạt dịch.
Việc nắm vững và áp dụng chính xác các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối giữ vai trò then chốt trong quá trình điều trị hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng lâu dài cho người bệnh. Những tiêu chuẩn này không chỉ giúp nhận diện chính xác mức độ tổn thương và tiến triển của bệnh mà còn tạo nền tảng vững chắc cho các quyết định điều trị phù hợp. Bằng cách đánh giá toàn diện từ triệu chứng lâm sàng đến hình ảnh học và xét nghiệm chuyên sâu, các bác sĩ có thể tối ưu hóa phác đồ điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp người bệnh duy trì khả năng vận động lâu dài, góp phần vào một hệ thống chăm sóc sức khỏe chất lượng và bền vững.