Gãy xương đòn là một trong những căn bệnh chấn thương thường xuyên xuất hiện nhất. Hầu hết, bệnh xảy ra do nguyên nhân tai nạn giao thông, tai nạn lao động, sinh hoạt và thể thao. Căn bệnh nếu được điều trị kịp thời và đúng cách có khả năng lành rất nhanh và không để lại biến chứng sau này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh gãy xương đòn là gì nhé!
Gãy xương đòn là gì?
Xương đòn là một loại xương nằm thẳng ngay dưới da vùng vai, kết nối giữa xương ức và hệ thống cánh tay. Xương đòn có tác dụng bảo vệ các hệ thống quan trọng phía dưới như phổi, bó mạch dưới đòn, đám rối cánh tay…
Gãy xương đòn là chấn thương mất sự liên kết tại xương đòn sau tai nạn lao động, thể thao, sinh hoạt hoặc va chạm giao thông. Căn bệnh chiếm khoảng 2,6% trong tổng số các trường hợp gãy xương. Những người có nguy cơ cao bị mắc là trẻ em và người trẻ tuổi, đặc biệt là những người thường xuyên có các hoạt động mạnh với cường độ cao.
Tỉ lệ gãy xương trái có khả năng xảy ra cao hơn so với gãy xương phải. Người tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp phải chạy xe bên phải nên có khả năng chống xe bằng chân trái nên thường ngã về phía bên trái. Xương đòn khi gãy thường không quá nghiêm trọng và nhanh lành vì xương đòn có màng xương dày bao quanh và nằm tại vị trí lồng ngực. Đó là nơi được cung cấp cho cơ thể nguồn máu dồi dào, do đó xương đòn rất dễ lành lại. Thế nhưng, trong một số trường hợp tai nạn nghiệm trọng, các mảnh xương gãy ra đâm vào các dây thần kinh xung quanh hoặc mạch máu dưới xương đòn đâm vào đỉnh phổi gây tràn khí hoặc tràn máu màng phổi. Điều này đe dọa tới tính mạng đến cơ thể người bệnh.
Phân loại gãy xương đòn
Theo Allman phân loại được sử dụng phổ biến nhất dựa theo vị trí gãy trên xương đòn như sau:
- Nhóm 1: Gãy thân xương đòn.
- Nhóm 2: Gãy đầu ngoài xương đòn.
- Nhóm 3: Gãy đầu trong xương đòn.
Hầu như gần 70% các trường hợp chấn thương tại thân xương đòn, khoảng 30% gãy tại đầu ngoài xương đòn và gần 2 – 3% gãy tại đầu trong xương đòn. Trong đó, căn bệnh gãy đầu trong xương đòn tuy ít gặp nhất nhưng lại mang đến cho người bệnh những biến chứng nghiêm trọng. Do mũi nhọn của xương gãy dễ chọc vào các hệ thống trong trung thất, bó mạch dưới đòn và đám rối cánh tay. Điều này dẫn tới nguy cơ liệt cánh tay nếu không được phẫu thuật và chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh gãy xương đòn là gì?
Nhiều người không hiểu rõ gãy xương đòn là gì và nguyên nhân của bệnh nên chưa có phương pháp điều trị đúng. Những nguyên nhân người bệnh thường dẫn đến gãy xương đòn như sau:
- Té ngã: Ví dụ như ngã đè lên vai hoặc ngã nhưng lại chống tay để đỡ cơ thể khi tay dang ra.
- Chấn thương thể thao: Vận động viên hoặc người chơi thể thao va đập trực tiếp vào vai trên sân cỏ, sân băng, sân thể thao.
- Tai nạn giao thông: Do va chạm giữa xe hơi, xe gắn máy hay xe đạp.
- Tác động bên ngoài: Ngoài ra, khi có một lực tác động nhẹ cũng có khả năng gây gãy xương. Trong các tình huống gãy xương bệnh lý do u xương hoặc gãy xương mỏi ít gặp.
Xương đòn không cứng rắn và chắc chắn cho tới khi trưởng thành. Chính vì lý do đó mà trẻ em là một trong những đối tượng phổ biến trong các trường hợp. Trẻ em hầu như thường rất hiếu động, hay chạy nhảy và dễ bị ngã. Do đó tỉ lệ va đập trong quá trình vận động, vui chơi là rất cao nên các tai nạn dẫn tới gãy xương xảy ra bất cứ lúc nào. Khả năng xảy ra căn bệnh giảm dần xuống theo độ tuổi. Đối với người trưởng thành nhưng lại bắt đầu tăng dần ở người cao tuổi do mật độ xương giảm dần theo thời gian, kèm thêm lão hoá xương.
Một trường hợp hiếm khi gặp khác là đối với trẻ sơ sinh. Điều này xảy ra do trong quá trình sinh nở gặp khó khăn và các bất lợi về ngôi thai khiến trẻ bị chèn ép trong đường âm đạo gây ra gãy xương đòn.
Dấu hiệu nhận biết gãy xương đòn là gì?
Sau tai nạn hay chấn thương, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những biểu hiện sau đây và các mức độ tình trạng của các dấu hiệu tăng lên theo thời gian. Bệnh nhân cần hiểu rõ gãy xương đòn là gì để nhận dạng được dấu hiệu của bệnh:
- Đau nhức tại vùng vai sau tai nạn, các cơn đau vai tăng lên khi vận động và di chuyển.
- Sưng lên tại vùng vai hoặc hõm xương vai
- Xuất hiện những vết bầm tím vùng vai
- Cảm giác khó khăn để cử động vai
- Có tiếng kêu rắc, cọ xát vào xương khi cố vận động vai
- Nhìn thấy vết gãy di lệch đẩy lồi ra da.
Trẻ không thường xuyên vận động cánh tay sau sinh là dấu hiệu gãy xương đòn sơ sinh. Nếu người bệnh nhận thấy những dấu hiệu trên, hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc chủ quan hay tự chẩn đoán và điều trị sai cách sẽ có nguy cơ để lại các di chứng nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, nếu bệnh nhân bị gãy kèm biến chứng mà không được phát hiện sớm có khả năng để lại các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng.
Biến chứng của bệnh
Hầu như các trường hợp bị gãy lành xương đòn rất dễ dàng. Thế nhưng bên cạnh đó, biến chứng của bệnh gãy xương đòn là gì vẫn là một câu hỏi. Người bệnh sẽ thấy một số biến chứng sẽ xuất hiện bao gồm:
- Tổn thương thần kinh hay mạch máu: Đầu gãy nhọn của xương đòn có khả năng làm tổn thương dây thần kinh hay mạch máu xung quanh. Người bệnh cần tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu thấy mất cảm giác cử động hay lạnh ở cánh tay và bàn tay.
- Lành kém hay chậm: Xương đòn bị gãy trong tình trạng nặng sẽ lành chậm hay không hoàn toàn. Mức độ đàn hồi kém của những phần xương gãy trong quá trình lành làm xương bị ngắn lại.
- Khối gồ lên ở xương: Là một phần quan trọng của quá trình lành xương, nơi xương kết nối lại với nhau hình thành một gồ xương. Vị trí gồ xương này dễ nhận thấy vì nó ở vị trí gần da. Hầu như các gồ biến mất sau một thời gian, nhưng một số chỗ xương tồn tại vĩnh viễn.
- Viêm xương khớp: Vết nứt gãy xương mà tác động tiêu cực tới khớp nối xương đòn với xương bả vai hay với xương ức làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm khớp đó.
Chẩn đoán gãy xương đòn
Các bác sĩ chuyên khoa thực hiện chẩn đoán dựa theo các triệu chứng lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Điều này được thực hiện trước khi đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho người bệnh dựa trên mức độ chấn thương hay thể trạng của người bệnh:
- Bác sĩ sẽ kiểm tra lại về hoàn cảnh, nguyên nhân chấn thương, hỏi người bệnh mô tả lại cơn đau, yêu cầu thực hiện một số động tác của khớp vai. Hãy thăm khám trực tiếp để tìm ra điểm gãy.
- Kiểm tra toàn diện các cơ quan bộ phận khác, đặc biệt trong các tình huống chấn thương với lực tác động mạnh. Các biến chứng khác có khả năng xảy ra bao gồm gãy xương sườn, gãy xương bả vai, tràn máu màng phổi và tràn khí màng phổi.
- Việc yêu cầu người bệnh chụp chiếu phim X – quang để chẩn đoán chắc chắn là không thể thiếu trong các trường hợp nghi ngờ. Bình thường, 1 ảnh phim Xquang xương đòn thẳng là đủ để chẩn đoán hầu như các trường hợp gãy xương đòn. Trong tình huống quan trọng, một số tư thế chụp phim X-quang khác sẽ được chỉ định như X-quang khớp vai tư thế nghiêng, chếch sang bên.
- Chụp cắt lớp vi tính hay còn được gọi là chụp CT, thường được yêu cầu trong các trường hợp gãy đầu trong xương đòn. Điều này khó đánh giá trên phim X – quang hoặc kèm theo các biến chứng nguy hiểm khác.
Phương pháp điều trị gãy xương đòn là gì?
Sau khi hiểu rõ gãy xương đòn là gì, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, người bệnh cần tìm hiểu kỹ hơn về cách điều trị bệnh. Trước khi điều trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và chẩn đoán tình trạng gãy xương để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng như: Đau nhức, sưng nề, biến dạng nơi gãy gồ lên dưới da, tiếng lạo xạo gãy xương, giảm hoặc mất cơ năng vai.
Bên cạnh khám lâm sàng, các bác sĩ tiến hành chụp X – quang thẳng nghiêng xương đòn để xác định tính chất, đường gãy, vị trí, di lệch của xương đòn. Để chẩn đoán tình trạng gãy một cách chính xác hơn thì người bệnh cần chụp cắt lớp vi tính kiểu gãy, di lệch. Nếu gãy xương đòn mà bác sĩ yêu cầu mổ thì cần làm các xét nghiệm và cận lâm sàng trước mổ.
Điều trị gãy xương ngày nay thường được tiến hành theo hai phương pháp là điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật:
Điều trị bảo tồn gãy xương đòn
Gãy xương thường dễ lành lại, tuy nhiên việc nắn và cố định xương đòn ở nguyên một chỗ là việc rất khó. Ngày xưa, bác sĩ phải thực hiện bó bột cho bệnh nhân để cố định xương đòn. Thế nhưng ngày nay, phương pháp bảo tồn không phải thực hiện bó bột nữa vì nó gây nhiều khó khăn cho người bệnh. Thay vào đó bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp bảo tồn nhẹ hơn đối với bệnh nhân là sử dụng băng số 8 hoặc áo Desault để giữ vị trí nguyên vẹn xương gãy.
Phương pháp bảo tồn hầu như được chỉ định với tất cả các trường hợp gãy. Tuy nhiên do không thể kết nối được di lệch nên thường liền lệch, nhưng không ảnh hưởng đến chức năng của vai.
Điều trị phẫu thuật gãy xương đòn
Rất ít tình huống gãy phải điều trị bằng phẫu thuật vì xương đòn dễ liền trong khoang 2 – 3 tháng. Các trường hợp dưới đây sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện phẫu thuật để điều trị. Bệnh lý ảnh hưởng tiêu cực đến thần kinh hoặc mạch máu, thủng màng phổi, gãy xương đe dọa chọc thủng da, di lệch nhiều. Thậm chí còn gãy kèm theo gãy xương chi trên, gãy xương sườn…
Điều trị phẫu thuật bao gồm hai kỹ thuật là phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít và bằng đinh Kirschner. Khi gãy xương vai làm tổn thương thủng màng phổi người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Tuy phẫu thuật giúp người bệnh liền xương nhanh chóng nhưng cách thức này cũng có những rủi ro nhất định. Ví dụ như viêm xương, nhiễm trùng vết mổ, gãy nẹp, có sẹo mổ vùng trước xương đòn ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Cách phòng ngừa bệnh
Điều chúng ta cần làm để phòng ngừa tổn thương gãy xương đòn là gì? Người bệnh cần đặc biệt lưu ý trong sinh hoạt thường ngày:
- Chuẩn bị bảo hộ lao động đầy đủ, đúng cách để phòng tránh tai nạn lao động.
- Tuân thủ nghiêm chỉnh luật giao thông, tuyệt đối an toàn tham gia giao thông.
- Khởi động kĩ càng trước khi chơi các môn thể thao.
- Chơi thể thao với được lành mạnh, tôn trọng đối thủ, tránh va chạm gây chấn thương cho đối thủ.
- Chuẩn bị cơ bản cách sơ cứu khi bị gãy xương các trường hợp chấn thương.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cũng như là cách chữa trị, phòng tránh bệnh gãy xương đòn là gì đúng cách. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc ngăn chặn bệnh gãy xương đòn. Hãy theo dõi web để tiếp cận nhiều hơn đến với các vấn đề sức khỏe khác.