tiemnoikhop
No Result
View All Result
Hotline: 0975 130 228
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Bệnh cơ xương khớp
    • Bệnh về cột sống
    • Bệnh về dây chằng
    • Bệnh về gân
    • Bệnh về khớp
  • Sức khỏe cá nhân
  • Tin tức
    • Tin Arthrys
    • Tin tức y khoa
    • Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật
  • Liên hệ
No Result
View All Result
tiemnoikhop
No Result
View All Result

Viêm xương chũm là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

26 Tháng 12, 2023
in Bệnh cơ xương khớp
0
Viêm xương chũm là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Biến chứng thường gặp của bệnh viêm tai giữa cấp là viêm xương chũm. Nếu tình trạng nặng sẽ dẫn đến biến dạng ngoài sọ và nội sọ, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi. Vậy viêm xương chũm là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh này nhé. 

Viêm xương chũm là gì? 

Viêm xương chũm là hiện tượng tổn thương lan vào xương chũm ở quanh sào bào và tai giữa. Do đó làm mất chức năng bảo vệ các cấu trúc phức tạp của tai. Đồng thời mất tác dụng điều chỉnh áp lực tai và bảo vệ xương thái dương khi bị chấn thương.

Tình trạng các vách ngăn giữa các tế bào xương bị phá hủy dần, các túi mủ tập trung lại, gây ra nhiều biến chứng. Căn bệnh xuất hiện ở người lớn và trẻ em, đặc biệt trong đó trẻ em hay gặp hơn cả. Căn bệnh bao gồm những thể sau: Viêm xương chũm cấp tính và mãn tính.

Viêm xương chũm cấp tính

Là tình trạng do các loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng xảy ra trong 5 – 7 ngày. Đây là một biến chứng dễ gặp nhất của bệnh viêm tai giữa cấp tính. Bệnh nhân bị viêm tai giữa cấp khoảng 3 tuần, các thông bào xương chũm trong xương thái dương bị viêm. Tình trạng này luôn kèm theo viêm tai giữa cấp tính hoặc nặng hơn là một bước tiến triển của một viêm tai giữa mạn tính.

Mặc dù ít gặp nhưng đối tượng có nguy cơ mắc cao nhất trẻ em dưới 2 tuổi. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, trẻ em dễ gặp phải các biến chứng ngoài sọ nghiêm trọng như áp xe Bezold, áp xe dưới màng xương, biến chứng nội sọ như liệt dây thần kinh mặt, áp xe dưới màng cứng… sẽ đe dọa đến tính mạng.

Viêm xương chũm mạn tính

Xác định khi quá trình chảy mủ tai thối kéo dài trên 3 tháng là viên tai xương chũm mạn tính. Nó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch trong sọ, áp – xe não, liệt dây thần kinh vận động cơ mặt, áp – xe cổ hay áp – xe quanh họng rất nguy hiểm, là những nguyên nhân gây tử vong tại khoa cấp cứu tai mũi họng.

Nguyên nhân gây bệnh

Hầu hết trường hợp bệnh đều có nguyên nhân xuất phát từ việc mắc viêm tai giữa cấp tính khiến ống kết nối tai giữa đến họng mũi bị tắc nghẽn. Từ đó khiến mầm bệnh phát triển ngày càng mạnh gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, những yếu tố dưới đây được xem là có nguy cơ dẫn đến viêm xương chũm:

  • Nhiễm vi khuẩn liên cầu, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết beta ở nhóm A…
  • Không thực hiện hút dịch mủ viêm tai giữa ứ mủ.
  • Lỗ màng nhĩ  không được lưu thông mủ, tắc nghẽn.
  • Do cảm cúm khiến sức đề kháng bị suy giảm dẫn đến nhiễm trùng nặng.
  • Người có sức đề kháng yếu, suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch yếu.

Dấu hiệu của viêm xương chũm

Tuỳ vào từng tình trạng viêm tai xương chũm xảy ra trong từng thời gian khác nhau mà có các triệu chứng cũng sẽ khác nhau.

Viêm xương chũm cấp

Các triệu chứng ban đỏ như đau, nóng và dái tai sưng tấy là những triệu chứng của căn bệnh cấp kéo dài trong 5 đến 7 ngày. Nếu đi thăm khám và thực hiện soi tai sẽ phát hiện sưng đỏ sau tai thành vùng và khối phồng có mủ phía sau màng nhĩ. Màng nhĩ sẽ có khả năng bị vỡ và chảy mủ.

Trẻ em thường hay có các triệu chứng đặc hiệu như khó chịu, quấy khóc, sốt, sưng, đau tai, thậm chí là hôn mê trong khi người lớn bị đau tai dữ dội, sốt kèm theo đau đầu dữ dội.

Viêm xương chũm mạn

Đó là các triệu chứng của các đợt viêm thường kéo dài trên 30 ngày và dễ xuất hiện lại. Thường gặp nhất chính là xuất hiện mủ ở vùng tai và đau tăng dần theo từng đợt, lan xuống nửa bên đầu và vùng cổ. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng màng nhĩ đỏ, da trên bề mặt sưng đỏ, đau khi ấn vào xương chũm, kèm theo viêm mũi, sốt cao kèm nôn, co giật khi bệnh tiến triển.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Người bệnh tham khảo các phương pháp chẩn đoán như sau:

Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt bằng cách khám sức khỏe cẩn thận cũng như điều tra tiền sử bệnh. Tránh trường hợp bỏ qua các dấu hiệu thông thường, dẫn đến việc bỏ sót các chẩn đoán khác và điều trị không kịp thời. Các triệu chứng thường được dùng để bác sĩ chẩn đoán bao gồm nổi hạch, viêm mô tế bào, viêm tai ngoài, chấn thương và khối u.

Điều cần chú ý là các loại khối u như sarcoma Ewing, u nguyên bào sợi cơ, u cơ vân tiến triển ở một hoặc hai bên đầu có các triệu chứng rất có khả năng bị nhầm lẫn với viêm tai xương chũm. Thế nhưng, các khối u này thường ảnh hưởng mạnh đến dây thần kinh sọ, gây ra các tình trạng nguy hiểm về thần kinh nhưng ít khi gây sốt giống như ở viêm tai xương chũm. Sự phân biệt này là một kỹ năng quan trọng cần được bác sĩ xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng.

Chụp CT – scan 

Bệnh nhân được chỉ định nếu nghi ngờ viêm tai xương chũm nặng hoặc phức tạp, mãn tính. Chụp CT là phương pháp cho biết sự gián đoạn của vách ngăn xương trong các tế bào khí xương chũm. Thậm chí là khả năng nhiễm trùng phát triển thông qua các hình ảnh kiểm tra: Dịch đặc và niêm mạc trong tai giữa tụ ở xương chũm, vách ngăn xương xác định các tế bào khí xương chũm bị biến mất, vỏ xương chũm đã bị phá hủy, màng xương bị phá vỡ, dày hoặc áp xe dưới màng xương.

Các phương pháp khác

Ngoài hai phương pháp trên, các bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp sau đây để chẩn đoán bệnh:

  • Nội soi tai mũi họng: Bác sĩ dùng ống soi kiểm tra tai, họng, mũi để kiểm tra tình trạng viêm tai giữa.
  • X-quang Schuller: Phương pháp này giúp phát hiện tình trạng vách thông bào dày không rõ. Đề phòng trường hợp có chỗ thành những hốc rỗng do mất vách ngăn giữa các thông bào.
  • Chụp cộng hưởng từ: Trong trường hợp viêm phức tạp, để lại biến chứng lâu dài, bác sĩ sẽ chỉ định chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán bệnh.
  • Công thức máu: Do tình trạng nhiễm trùng, tăng tỷ lệ bạch cầu trung tính, các bác sĩ sẽ phát hiện bạch cầu trong máu tăng. 

Cách điều trị bệnh viêm xương chũm

Nhiều người thắc mắc viêm tai xương chũm có chữa khỏi được không? Ngày trước, người ta chỉ sử dụng phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật khoét rộng xương chũm kết hợp đồng thời với sử dụng thuốc và chống viêm. Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, chữa trị bằng cách trích rạch mở rộng lỗ dẫn lưu tại màng nhĩ sau đó tiêm thuốc đối với một số trường hợp bị bệnh. Còn lại, với trường hợp bị viêm mãn tính, phương án hiệu quả và tối ưu nhất là phẫu thuật để bảo tồn thính lực và ngăn ngừa tái phát trở lại. 

Điều trị nội khoa

Biện pháp sử dụng kháng sinh là trọng tâm và quan trọng nhất của điều trị nội khoa. Những bệnh nhân không có biến chứng sau này, không có tiền sử bệnh lý đáng kể có thể sử dụng điều trị bằng kháng sinh qua đường tiêm tĩnh mạch. Bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý đáng chú ý là người viêm xương chũm cấp tính không biến chứng. 

Phẫu thuật

Phải phụ thuộc vào từng mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, các phương pháp chọc màng nhĩ cùng với đặt ống thông khí màng nhĩ và cắt xương chũm bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện, ví dụ như: 

  • Thủ thuật đặt ống thông khí màng nhĩ: Trường hợp xương chũm tụ dịch nhiều gây, sốt cao, hủy các bè xương chũm hoặc có các dấu hiệu thần kinh nhưng không có biến chứng lâu dài bác sĩ sẽ áp dụng thủ thuật đặt ống thông khí màng nhĩ kết hợp với điều trị bằng steroid liều cao IV, kháng sinh IV. 
  • Phẫu thuật xương chũm: Nếu tình trạng viêm tai xương chũm không cải thiện tích cực sau 48 giờ nhập viện, bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt xương chũm được chỉ định kết hợp với dùng kháng sinh. Kháng sinh IV vancomycin được bác sĩ lựa chọn phù hợp với những bệnh nhân không bị viêm tai giữa mạn tính để chống lại các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất như tụ cầu vàng,  streptococcus pneumoniae, liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A và vi khuẩn Haemophilus influenzae.
  • Điều trị bằng kháng sinh vancomycin liều cao: Phải lưu ý rằng những bệnh nhân có tiền sử viêm tai giữa mạn tính, cần điều trị bằng kháng sinh vancomycin liều cao để ngăn chặn biến chứng. Đây là hai vi khuẩn có khả năng gây biến chứng ở một nửa bệnh nhân viêm tai xương chũm. Người bệnh cũng cần đặc biệt theo dõi sức khỏe liên tục vì tình trạng sức khỏe sẽ xấu đi nhanh chóng.  
  • Điều trị sớm bệnh viêm tai giữa cấp tính: Có thể thấy rõ, viêm tai giữa cấp tính là nguyên nhân đầu tiên gây viêm xương chũm. Nếu người bệnh thực hiện trị sớm bệnh này sẽ ngăn chặn nhiễm trùng lan sang xương chũm rất hiệu quả. 

Phòng ngừa bệnh

Để phòng ngừa bệnh viêm tai xương chũm, người bệnh thực hiện biện pháp hiệu quả nhất hiện nay đó chính là tiêm chủng. Những người không được tiêm vắc xin từ bé sẽ rất dễ bị nhiễm phế cầu gây viêm tai giữa. Đó cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm. 

Vắc xin phế cầu 13 hiện nay là vắc xin phù hợp để ngăn ngừa bệnh. Nó có tác dụng ngừa các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa cấp tính… gây ra do phế cầu khuẩn streptococcus pneumoniae tác động vào. Độ tuổi khuyến cáo tiêm chủng là trẻ từ 6 tháng tuổi, cũng là thời gian phù hợp nhất để thực hiện tiêm chủng. Đặc biệt là nhóm đối tượng bị suy giảm nhiễm trùng cũng cần chú ý đến phương pháp ngừa bệnh này.

Ngoài ra, người bệnh cần phải điều trị càng sớm càng tốt và dứt điểm nếu bị viêm tai giữa cấp tính. Mục đích quan trọng là để tránh lây lan sang xương chũm gây ra nhiễm trùng nguy hiểm hơn.

Lời kết

Trên đây là những thông tin, khái niệm cũng như là cách điều trị, phòng ngừa bệnh viêm xương chũm. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của web để tiếp cận nhiều hơn với những vấn đề sức khỏe khác. 

Previous Post

Bệnh lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Next Post

Gãy đầu dưới xương quay: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Next Post
Gãy đầu dưới xương quay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Gãy đầu dưới xương quay: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

Nguy cơ đột quỵ do thoái hóa cột sống cổ
Bệnh cơ xương khớp

Nguy cơ đột quỵ do thoái hóa cột sống cổ

by admin_vip
19 Tháng 6, 2025
0

Đột quỵ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Ít ai ngờ rằng thoái hóa cột sống là một...

Arthrys đồng hành cùng “Đại hội nhiệm kì V – Hội nghị khoa học thường niên lần 19”

Arthrys đồng hành cùng “Đại hội nhiệm kì V – Hội nghị khoa học thường niên lần 19”

18 Tháng 5, 2025
Giải pháp điều trị nào tối ưu cho bệnh nhân tổn thương dây chằng?

Giải pháp điều trị nào tối ưu cho bệnh nhân tổn thương dây chằng?

19 Tháng 5, 2025
Ứng dụng Collagen trong Y học thể thao

Ứng dụng Collagen trong Y học thể thao

15 Tháng 5, 2025
Collagen thủy phân Arthrys giúp bảo vệ cột sống cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Vai trò của tiêm Collagen thủy phân trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

14 Tháng 4, 2025
Sai lầm 90% người đang điều trị khớp gối mắc phải

Sai lầm 90% người đang điều trị khớp gối mắc phải

12 Tháng 4, 2025

Chính sách chung:

Giới thiệu

Liên hệ

Chính sách bảo mật thông tin

Điều khoản sử dụng

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Liền kề 10, Tổng cục 5 Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Email: info.nutriphar@gmail.com

Hotline: 0975 130 228

Kết nối với chúng tôi:

© Copyright Ⓒ 2023 by Arthrys, All rights reserved | ® tiemnoikhop.vn giữ bản quyền nội dung trên website này.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Bệnh cơ xương khớp
    • Bệnh về cột sống
    • Bệnh về dây chằng
    • Bệnh về gân
    • Bệnh về khớp
  • Sức khỏe cá nhân
  • Tin tức
    • Tin Arthrys
    • Tin tức y khoa
    • Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật
  • Liên hệ

© Copyright Ⓒ 2023 by Arthrys, All rights reserved | ® tiemnoikhop.vn giữ bản quyền nội dung trên website này.

Số điện thoại
0975 130 228